Thế nào mới được gọi là sản phẩm của Việt Nam?

Các khái niệm “sản phẩm của Việt Nam” hay “sản xuất tại Việt Nam” từ lâu đã không còn xa lạ với người tiêu dùng. Nhưng vì sự chưa rõ ràng trong quy định mà nhiều doanh nghiệp Việt hay cá nhân vẫn còn phân vân khi điền nước xuất xứ trên sản phẩm và bao bì theo Nghị định 43 của Chính phủ. Các mặt hàng có nhãn “sản xuất tại Việt Nam” trong khi chỉ có các công đoạn gia công, lắp ráp đơn giản tại Việt Nam khiến người tiêu dùng không biết phải làm thế nào. Quan trọng hơn, khi có tranh chấp xảy ra cơ quan chức năng lại không có căn cứ để phân xử.

Những điểm mới của của dự thảo thông tư

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh đã tổ chức họp báo nhằm sơ lược và giải đáp những câu hỏi liên quan đến dự thảo Thông tư quy định cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam.

“Made in Viet Nam”

Đối với hàng lưu thông nội địa

Dự thảo thông tư mới cho biết, hàng hóa được phép có nhãn mác là sản phẩm của Việt Nam khi hàng có xuất xứ hoàn toàn ở Việt Nam hoặc sản xuất toàn bộ ở Việt Nam; hàng hóa không có xuất xứ không thuần túy (nhập khẩu từ các quốc gia khác) hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng các công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam đã làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa.

Đối với hàng hóa xuất khẩu

Xí nghiệp may gia công xuất khẩu
Xí nghiệp may gia công xuất khẩu

Dự thảo Thông tư trên áp dụng cho hàng lưu thông trên thị trường nội địa, không áp dụng đối với hàng xuất khẩu. Nếu hàng nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn mác thể hiện xuất xứ không phải xuất xứ Việt Nam thì khi đưa ra thị trường, việc ghi nước xuất xứ sẽ được thực hiện theo Nghị định 43/2017/ NĐ-CP.

Một điểm rất đáng chú ý của Thông tư lần này, nếu hàng nhập khẩu lại sẵn nhãn mác thể hiện đó là “hàng Việt Nam” thì khi lưu thông tại Việt Nam vẫn được gắn nhãn sản phẩm Việt Nam. Cơ quan chức năng có quyền yêu cầu đợn vị nhập khẩu cung cấp bằng chứng đó là hàng Việt Nam trước khi cấp giấy phép thông quan.

Sự khác biệt ở dự thảo mới

Trong khi theo quy định của khu vực ASEAN hàng hóa phải đạt tỉ lệ hàm lượng giá trị gia tăng (VAC) là 40% mới được coi là đáp ứng quy tắc xuất xứ mà tại dự thảo Thông tư này, chỉ cần hàm lượng 30% đã được coi là hàng hóa Việt Nam. Thứ trưởng Trần Quốc Khánh lý giải, trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác, “hàm lượng giá trị khu vực” (RVC) là hàm lượng giá trị gia tăng trên hàng hóa tại quốc gia sản xuất cuối cùng. Điều này đã thể hiện tính chất “khu vực” của quy tắc xuất xứ, cho phép hàng hóa có xuất xứ từ nhiều nước (cộng gộp).

Ví dụ, với VAC 40% trong ASEAN thì 1 sản phẩm có 10% giá trị của Malaysia, 20% của Philippines, 5% của Lào và 5% của Việt Nam sẽ được coi là đạt tiêu chí xuất xứ ASEAN và được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu D. Cụ thể hơn, tỷ lệ giá trị gia tăng 30% nêu tại Thông tư là chỉ tính riêng giá trị của Việt Nam, khác hoàn toàn với quy định của ASEAN là cho phép cộng gộp nhiều quốc gia để đạt giá trị gia tăng.

Với quy định như tại dự thảo Thông tư, nhiều sản phẩm có thể đáp ứng các quy định xuất xứ ASEAN và được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu D nhưng chưa hẳn đã được gắn nhãn sản phẩm của Việt Nam và ngược lại.

Ý kiến được đưa ra

Trước thắc mắc tại sao giới hạn hàm lượng giá trị gia tăng là 30% mà không phải ngưỡng cao hơn hoặc thấp hơn. Bên cạnh đó, phải có các tiêu chí như phải mang thương hiệu Việt Nam, phải do doanh nghiệp có trên 50% vốn đầu tư Việt Nam sản xuất ra mới được coi là sản phẩm của Việt Nam…

Ông Khánh giải đáp, dự thảo Thông tư này được xây dựng chủ yếu dựa trên các bộ quy tắc xuất xứ hiện đang áp dụng cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam, trong đó có Nghị định số 31. Nhiều sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam chỉ cần đáp ứng hàm lượng giá trị gia tăng dao động quanh 30% là được các nước đối tác công nhận là sản phẩm xuất xứ Việt Nam.

Giải đáp thắc mắc

Đặt ra các ngưỡng cao hơn 30% hoặc bổ sung thêm điều kiện không khó, chỉ cần thay 2 chữ số, thêm vài câu trong nghị định là xong. Nhưng nếu vậy sẽ xuất hiện tình huống dở khóc dở cười là cả thế giới công nhận nhưng riêng pháp luật Việt Nam lại không công nhận một sản phẩm sản xuất tại Việt Nam là hàng hóa của mình.

Nhiều người đưa ra ví dụ Mỹ (VAC 50%) với Thụy Sỹ (VAC 60%) mà không biết rằng trong đàm phán với Việt Nam, cả Mỹ, cả Nhật, cả Thụy Sỹ đều tha thiết đề nghị ta áp dụng quy tắc VAC 30% hay hỗ trợ chuyển đổi mã số hàng hóa cho phần lớn sản phẩm công nghiệp của họ, không quốc gia nào đề nghị 50% hay 60% cả, trừ đối với một vài mặt hàng cực kỳ nhạy cảm như may mặc, ô tô.

Tại phụ lục các danh mục hàng hóa kèm theo dự thảo Thông tư, Bộ Công thương liệt kê các mặt hàng, trong đó hầu hết phải đạt tỷ lệ VAC 30% (một số ít sản phẩm 40%), đối với một mặt hàng cụ thể, nếu tiêu chí xác định “hàng hóa của Việt Nam” là VAC 30% thì 30% là giới hạn thấp nhất mà VAC của hàng hóa đó phải đạt được để được coi là hàng hóa của Việt Nam.

Lợi ích to lớn từ Thông tư mới

Trong tương lai khi Thông tư mới chính thức được áp dụng, các doanh nghiệp và cá nhân sản xuất hàng hóa sẽ có những căn cứ rõ ràng hơn để xác định đâu là “sản phẩm của Việt Nam”, đâu là hàng hóa “sản xuất tại Việt Nam”. Cơ quan chức năng cũng có những căn cứ xác thực hơn để giải quyết các tranh chấp liên quan. Hơn nữa, mong rằng với sự xuất hiện của thông tư sẽ loại bỏ dần được hiện trạng hàng nước ngoài nhập khẩu sang Việt Nam lại có nhãn mác “Made in Viet Nam” trôi nổi trên thị trường, đánh mất lòng tin của người tiêu dùng đối với hàng Việt.

Nguồn: Báo Văn hóa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *