Cùng Nhau Chiêm Ngưỡng Cảnh Đẹp Trên Chùa Bái Đính

Tương truyền rằng chùa Bái Đính đã trải qua hơn 1000 năm lịch sử, chứng kiến không biết bao thăng trầm của đời người. Chùa có tên gọi mang ý nghĩa là hướng về núi Đính, nơi ghi danh trên lịch sử oai hùng từ ngàn đời qua.Núi chùa Bái Đính chính là nơi Đinh Tiên Hoàng Đế lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa mong cho dân chúng có thể an cư lạc nghiệp. Sau này tiếp tục được vua Quang Trung – Nguyễn Huệ chọn để làm lễ tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh. Vua Quang Trung cầu mong một chiến thắng oai hùng, các binh sĩ có thể trở về với gia đình.

Đây cũng là nơi mà Lý Quốc Sư tên hiệu Nguyễn Minh Không – một thần y tài hoa, lỗi lạc lựa chọn để tu hành. Chính ông cũng là người đã sáng lập ra chùa Bái Đính. Chắc vì lẽ ấy mà chùa Bái Đính vẫn trường tồn cho đến ngày nay. Nơi này bây giờ cũng đã trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở trong và ngoài nước.

Chùa Bái Đính – Công trình kiến trúc đồ sộ nhất Việt Nam

Chùa thuộc bộ phận tỉnh Ninh Bình và cách thành phố Ninh Bình 18km, cách Hà Nội 100km. Chùa Bái Đính xưa nằm trên dải đất linh thiêng tại thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn. Chùa có diện tích khoảng 539 ha bao gồm: khu chùa Bái Đính cổ chiếm 27 ha, khu chùa Bái Đính mới chiếm 80 ha, còn lại là khuôn viên chùa. Hằng năm, nơi đây tự hào khi đón vô số các Phật Tử gần xa về dự lễ, viếng thăm.

Nhìn tổng thể, kiến trúc Bái Đính mang nét quy chuẩn cho kiến trúc chùa cổ thời Đinh, Tiền Lên, Lý. Với sự kết hợp tinh hoa, văn hóa của 3 triều đại. Chùa Bái Đính trở thành công trình bậc nhất tại Việt Nam, không gì có thể sánh bằng.

Đến với khu chùa Bái Đính mới bạn sẽ thấy được nhiều công trình đặc sắc hơn, đồ sộ hơn. Như là có những đỉnh mái cao vút hình đầu đao được lợp men Bát Tràng. Có cái tháp chuông cổ mang hình thù bát giác. Những bậc thềm được trang trí theo kiểu đá cổ thời Lý. Ssân đá rộng nhìn thẳng xuống Giếng Ngọc.

Ngôi chùa giữ nhiều kỷ lục nhất trên mảng đất hình chữ S

Ngày nay, ngôi chùa xây dựng lối kiến trúc độc đáo đa dạng kết hợp giữa truyền và hiện đại. Và đây cũng là ngôi chùa có diện tích lớn nhất đất nước. Vì vậy, chùa đã giữ những kỷ lục châu Á và khu vực, theo sách Kỷ lục Việt Nam và sách Kỷ lục châu Á. Tính đến ngày 6/6/2009 ngôi chùa này đã có 6 kỷ lục được công nhận. Sau đó 3 năm, vào ngày 28/12 chùa tiếp tục nhận thêm 2 kỷ lục. Những kỷ lục của chùa Bái Đính được xác lập gồm:

– Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất Châu Á: Tượng đồng nặng 100 tân được đặt trong điện Pháp Chủ.

– Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: Tượng Phật Di lặc nặng 100 tấn đặt ngoài trời.

– Quần thể khu chùa rộng nhất Việt Nam: Hiện có diện tích rộng 539 ha.

– Chuông đồng lớn nhất Việt Nam: chuông đồng được đặt tên là Đại hồng chung, chuông nặng 36 tấn nằm trong Tháp Chuông của chùa Bái Đính.

– Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam: Theo sử cũ ghi lại, giếng có cách đây khoảng 1.000 năm. Trong truyền thuyết thiền sư Nguyễn Minh Không trong giấc mơ được thần linh báo mộng có giếng nước thần nơi đây. Nhờ đó, mà giếng ngọc tồn tại đến bây giờ.

– Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất Châu Á: Hành lang La Hán dài gần 3km đặt 500 tượng La Hán bằng đá.

– Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam:Các tượng La Hán cao gần 2m được đặt trong hành lang dài nhất Châu Á.

– Khu chùa có trồng nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam: gồm 100 cây bồ đề, chiết từ gốc bồ đề Ấn Độ. Hiện nay, chùa đã có hơn hàng ngàn cây đồ bề lớn nhỏ góp phần tạo nên không viên thoáng mát, thoải mái

Bái Đính là nơi có Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á tọa lạc

Toàn tháp cao 100m, gồm 13 tầng, trong tháp có thang máy và 72 bậc leo. Tòa bảo tháp tại chùa Bái Đính Ninh Bình là tòa bảo tháp cao nhất Đông Nam Á. Đứng nơi cao nhất, mắt nhìn về phía xa, du khách có thể quan sát được toàn cảnh chùa Bái Đính rộng lớn. Nó đẹp tựa như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Khi đêm về, cùng với ánh đèn Bảo tháp càng hoành tráng và rực rỡ..

Một điều đặc biệt là nơi đây bảo tồn xá lợi Phật được cung nghinh từ Ấn Độ từ năm 2008. Sau khi xây dựng thành công, bảo tháp được coi là nơi lưu trữ xá lợi phật cung nghinh từ Ấn Độ.

Phật giáo bao đời nay đã và đang được kế thừa và phát huy nhiều tinh hoa cho nhân loại. Vì vậy tòa bảo tháp khi xây dựng được coi là một biểu tượng văn hóa vững chắc của dân tộc. Biểu tượng tòa tháp bảo là nơi thể hiện công sức, trí lực của ngàn đời nay trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc.

Các công trình nổi bật khác tại chùa Bái Đính

Không chỉ có Bảo tháp, nơi đầy còn có nhiều công trình trình kiến trúc đồ sộ khác mà bạn phải ngước nhìn như:

+ Hành Lang La Hán

Các dãy nhà La Hán được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ, theo kiểu chồng giường, tiền bấy, hậu bấy…với mỗi gian dài 4.5m, rộng 4.5 m. Các cột kèo đều bằng gỗ tứ thiết, mỗi cột cao 4,05m, đường kính cột 0,4m. Ngoài các hành lang thì để tượng các vị La Hán ở hai bên. Mỗi vị thì các mỗi biểu cảm khác nhau. Nó bao gồm phong thái, cảm giác hỉ, nộ, ái, ố của một người trong cuộc đời này trước khi trở về với cát bụi.

Mỗi dãy nhà hành lang La Hán xây dựng từ thấp đến cao gồm 22 bậc, mỗi bậc cao 1.35m, cho nên cột ở bậc cao 5.4m. Chỉ tính đến số lượng gỗ xây dựng hành lang này thì đã hết khoảng 3.500 khối gỗ tứ thiết. Có thể nói rằng, phải mất nhiều thời gian để bạn có thể ngắm nhìn và đi hết hàng lang La Hán này.

+ Tháp Chuông trên chùa Bái Đính

Tháp chuông được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ. Tháp có kiến trúc kiểu tháp chuông cổ, hình bát giác, 3 tầng mái cong. Tháp được lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm mang dáng dấp của bông sen. Đi vào bên trong tháp, chúng ta sẽ thấy một chuông đồng lớn. Chuông đồng này nặng 36 tấn, phải tốn khác nhiều công sức mới có thể treo lên trên như vậy.

+ Hang Sáng, Động Tối

Muốn đến được hang động ở núi Bái Đính trải qua 300 bậc đá, qua cổng tam quan ở lưng chừng núi.

Hang Sáng là nơi thờ Thần và Phật. Phía trên cửa hang sáng có 4 chữ đại tự “Minh Đỉnh Danh Lam” khắc trên đá. Bốn chữ này do vua Lê Thánh Tông ban tặng có nghĩa là: “Lưu danh thơm cảnh đẹp”. Vua Lê Thánh Tông đã tạc một bài thơ tứ tuỵêt chữ Hán khi lên vãn cảnh chùa trên đỉnh Bái Đính. Bài thơ được dịch như sau:

   Đính Sơn danh tiếng thực cao xa

Che chở kinh thành tự thuở xưa

 Nhân kiệt, địa linh nên vượng khí

 Núi thiêng cảnh đẹp vững sơn hà.

Thật đúng như tên gọi hang có đủ ánh sáng tự nhiên. Hai vị Thần uy nghiêm trấn giữ ngoài cửa, bên trong thờ Phật. Khi đi đến cuối hang là nơi thờ thần Cao Sơn. Trong hang, đèn được lắp khắp mọi nơi, nối tiếp nhau cho đến cuối đường. Ánh đèn rực rỡ rọi sáng cho bước chân của du khách cũng như các vị Phật Tử ghé thăm.

Động Tối lớn hơn hang Sáng nhiều, được tự nhiên hình thành tới 7 buồng. Như tên gọi thì những địa thế của các buồng này rất hiểm trở. Nơi này có hang trên cao. Có hang ở dưới sâu, các hang đều thông nhau qua nhiều ngách đá. Có hang nền trũng xuống như lòng chảo. Có hang nền bằng phẳng. Có hang trần bằng. Có hang được tạo hóa ban tặng cho một trần nhũ đá rủ xuống muôn hình vạn trạng.

Động tối cũng có một giếng ngọc được tạo thành nhờ những nước lạnh ngắt từ trần động nơi xuống. Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều vị Tiên được thờ phụng.

+ Tượng Phật Di Lặc

Trên đỉnh đồi cao nhất của chùa được đặt tượng phật Di Lặc lớn nhất Châu Á. Đỉnh đồi này cao gần 100m so với mặt sân của chùa. Vị phật này là phật Vi Lai. Phật được đúc bằng đồng với phong thái lúc hành khất. Bức tượng cao hơn 10m nặng 100 tấn.

Bên cạnh đó nhưng công trình kiến trúc nổi bật trên còn có Tam quan ngoại, Tam quan nội, Điện Phật Bà, Nhà Bia, Giếng Ngọc, Hồ phóng sinh, Đền Thờ Thánh Nguyễn,… Đây cũng là nơi thu hút hằng trăm ngàn lượt khách du lịch đến đây thăm viếng.

Nguồn: tin tức Vietravel

Bích Oanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *