Nếu bạn biết đến Quảng Bình qua nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp như đèo Ngang, đèo Lý Hoà, cửa biển Nhật Lệ, phá Hạc Hải, Cổng Trời… Hay là động Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới. Hang Sơn Đoòng được người dân Việt Nam tự hào là hang động rộng nhất hiện nay trên trái đất. Thì có lẽ là bạn chưa biết biết trọn vẹn những vẻ đẹp đặc sắc nhất nơi đây. Ghé thăm làng quê Nhân Trạch một lần thôi, bạn sẽ không bao giờ hối hận hận vì quyết định này đâu.
Hãy đến làng cá Nhân Trạch lúc minh, chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên được cái hương vị mặn mà của biển, từng cơn sóng vỗ rì rào như đang du dương một điệu nhạc. Xa xa là hình ảnh đoàn thuyền đánh cá bội thu nối tiếp nhau trở về. Bà con ở đây cùng nhau chia sẽ thành quả sau chuyến đi xa mệt mỏi và nụ cười trên môi như chưa bao giờ tắt. Tất cả tạo nên một bức tranh mộc mạc, bình dị nhưng chính vì cái mộc mạc, bình dị ấy đã lấy đi bao trái tim của lữ khách đường xa. Còn chần chờ gì nữa mà không đến đây cùng ngư dân cảm nhận sự hân hoang đón cá lúc bình minh.
Mục lục
Yêu sự bình lặng của Nhân Trạch
Làng quê Nhân Trạch thuộc huyện Bố Trạch vốn dĩ rất bình lặng. Nhưng năm 4-2016 bỗng xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sự cố môi trường biển do Formosa gây ra, với vệt nước biển đỏ, san hô chết…ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái nơi đây.
Được biết, Nhân Trạch vốn nổi tiếng là làng chài nghèo bên chân sóng. Nhưng nhờ biết nắm bắt được cơ hội, làng chài đã trở thành địa điểm khám phá và trải nghiệm thu hút khách du dịch trong hành trình đặt chân đến Quảng Bình. Cùng với sự phát triển của dịch vụ du lịch, đời sống của người dân xã Nhân Trạch đã bước sang trang mới. Thế nhưng nơi đây vẫn còn lưu giữ được những nét cổ xưa của cha ông ta để lại. Với mái đình làng biển, nghề đánh bắt gần bờ, chế biến hải sản theo kiểu thủ công truyền thống rất đặc trưng của những vùng biển miền Trung.
Địa hình các thôn ở xã Nhân Trạch đều nằm ở độ cao vài mét so với bãi biển. Lại có vô số nhà cửa san sát, lô nhô tạo nên muôn hình vạn trạng. Khí hoàng hôn buông xuống, rọi khắp mặt biển mênh mông, vô tận. Đứng tại vị trí đường bê-tông cạnh bãi biển nhìn lên các thôn Nhân Nam, Nhân Quang… bạn sẽ thấy rìa các làng này không khác mấy với vách thành đài kiên cố thời trung cổ.
Đón cá lúc bình minh cùng ngư dân Nhân Trạch
Đến địa phận Nhân Trạch, theo con đường bê tông chạy dọc mép biển để ra với các bến đợi cá. Gọi là bến nhưng thực ra dọc bờ biển của xã chẳng có một bến cá cụ thể nào cả. Vì Nhân Trạch là vùng biển bãi ngang, nên bất cứ đoạn bờ biển nào cũng là nơi thuyền cá của ngư dân trong xã cập bờ.
Cứ độ 4-5 giờ sáng hằng ngày, đặc biệt là về mùa hè, bờ biển Nhân Trạch luôn đông đúc người dân và các đầu nậu đón cá vào. Trong không gian yên tĩnh ấy, đôi ba người phụ nữ đã ngồi rải rác trên lối đi dẫn xuống chợ lộng gió. Khi mặt trời chưa ló dạng hoàng toàn, nhìn về phía xa chỉ màu một màu đen vô tận. Cứ dăm ba người phụ nữ ngồi một chỗ, rỉ rả cho nhau vài câu chuyện. Ấy thế mà nó lại phá sự cô đơn, sợ hãi của màn đêm. Rồi cứ thế, khi những thùng nước đã ăm ắp thì mặt trời đã ló dạng, khu chợ cá bắt đầu một ngày mới.
Du khách tại nơi đây có thể hòa mình vào dòng người lội ào xuống biển để kéo thuyền nhỏ. Hơn thế, du khách còn có thể giúp ngư dân đẩy thuyền thúng đầy cá nặng, vượt qua từng đợt sóng vào bờ.
Mùi nồng của nước biển mặn, mùi tanh của cá, mực hòa quyện trong tiếng sóng và tiếng gọi nhau của ngư dân, đưa lại cảm giác thật khó quên. Hãy lưu giữ khoảnh khắc khi thuyền đánh cá vào bờ nhé. Có lẽ mãi đến sau này, bạn cũng không thể gặp lại hình ảnh đẹp như vậy lần nào nữa.
Hình ảnh nhộn nhịp ở chợ cá Nhân Trạch
Khi mặt trời chiếu vài ánh sáng yếu ớt để chào đón một ngày mới, thì bến cá xã Nhân Trạch đã rất nhộn nhịp. Từng chiếc thuyền lớn, nhỏ cứ thế xếp san sát nhau tấp nập rũ lưới, chuyển cá, mực vào. Vừa cập đến bến bờ, ngư dân hối hả nhảy xuống nước kéo theo những chiếc thuyền thúng chứa đầy cá, tôm, mực, ghẹ…
Còn du khách muốn mua cá, tôm tươi sống cứ thế lội nước theo sống để lựa từng con cá, con tôm. Kẻ mua, người bán, tiếng mời chào – trả giá chẳng mấy chốc đã đến giờ tan chợ. Trong vòng 1 tiếng ngắn ngủi nhưng không biết bao nhiêu cá, tôm cũng gần như sạch toang. Nếu có còn dư lại, âu cũng là dăm ba con ngư dân cố tình để dành thưởng cho mình sau bao ngày ra khơi.
Khi đồng hồ điểm ở 6 giờ sáng, ánh nắng mặt trời xua tan đi màn đêm lạnh lẽo, lúc ấy chỉ còn vài người lác đác dọn dẹp. Hải sản nhanh chóng được khuân vác lên những chiếc xe máy, xe tải nhỏ để kịp giờ giao hàng. Chẳng mấy lâu, vùng biển lấy lại sự yên bình vốn có. Đâu đấy in vài bóng hình của những cặp đôi, gia đình nhỏ. Lâu lâu ta lại nghe thoang thoảng tiếng cười đùa trẻ con, tiếng sóng vỗ nhẹ nhàn. Chợ cá làng biển Nhân Trạch cứ thế họp rồi tan như mọi ngày, ồn ào nhộn nhịp rồi cũng trở về cuộc sống yên tĩnh bình lặng.
Ăn gì, mua gì về làm quà sau chuyến đi?
Tại Nhân Trạch, các loại hải sản tươi rói mới đánh bắt về được người dân đưa vào chế biến thành mắm, phơi khô… Hay phơi khô rồi lại tiếp tục chế biến những món ăn ngon hơn, bảo quản lâu hơn. Đã trải qua bao nhiêu năm thăm trầm của lịch sử, đến nay xã Nhân Trạch đã chính thức có thương hiệu nước mắm riêng của mình. Đó là nước mắn Nhân Nam – nổi tiếng khắp vùng miền.
Vì vậy, khi đến đây du khách cứ yên tâm khi mua hải sản tươi hay khô từ đây và đưa về nhà. Bởi lẽ, chất lượng luôn bảo đảm đúng, sạch và ngon chứa đựng hương vị đặc trưng riêng của vùng biển Quảng Bình nắng và gió.
Người dân Nhân Trạch vốn chất phác, hiền lành. Tiếp xúc với họ, làm ta yêu hơn Nhân Trạch hơn. Ta đến vì cảnh sắc Nhân Trạch nhưng khi về ta lại lưu luyến, thương nhớ bà con nơi đây hơn. Bởi lẽ dù khách đến đây dù muốn nghỉ đêm giữa làng chài này đều được nhiệt tình đón nhận. Sau xin vài con cá, con tôm nướng dưới lửa hồng uống với vài chum rượu. Ấy vậy mà có thể xua đi cái lạnh khi đêm xuống của biển. Một Nhân Trạch bình lặng như thế nhưng làm ta thương nhớ đến trọn đời.
Nguồn: Tin tức Vietravel
Bích Oanh