Ý nghĩa của hình con lợn trong văn hóa phương đông

Lợn (heo) là một loài vật vô cùng thân thiết với con người. Hinh con lợn biểu trưng cho sự phồn thực, tính dục, sự nhàn nhã, sung túc trong văn hóa phương Đông. Con lợn gắn bó lâu đời với con người. Do đó, có rất nhiều câu chuyện xung quanh con vật này được truyền từ đời này sang đời khác, khiến con heo được đi vào thơ, ca, nhạc họa, là một con vật quan trọng trong phong thủy.

Hinh con lợn trong các nền văn hóa

Đối với người Việt Nam và Trung Quốc, con heo được nhân cách hóa qua nhân vật hư cấu là Trư Bát Giới, một vị thần trên Thiên đình trong bộ truyện nổi tiếng Tây du ký.

Trong văn hóa người Việt Nam, heo mặc dù là biểu trưng cho sự trù phú, an nhàn, tốt lành và may mắn, nhưng hình ảnh con lợn cũng không ít lần bị gắn với những điều xấu xí. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta có thể dễ dàng nghe thấy những câu chửi rủa nhau như “Béo như heo, ngu như heo, lười như heo”…

Có một truyền thuyết Pú Lương Quân của dân tộc Tày vùng Cao Bằng kể về vợ chồng Báo Lương và Sao Cải. Sau khi hai vợ chồng đã trồng được nhiều lúa, bèn nghĩ đến việc vào rừng để bắt heo về nuôi. Sau này, khu rừng bắt đó được gọi là Đồng Giáo (rừng heo cỏ), nơi nuôi heo gọi là xóm Chóng Mu (xóm Bờm heo), cánh đồng trồng khoai để nuôi heo gọi là Bà Non (ruộng Dọc khoai), mà có thể cư dân người Tày có nguồn gốc từ người Việt cổ từ sau khi nhà nước Văn Lang và u Lạc giải thể.

Chúng ta cũng có thể thấy được tầm quan trọng của heo trong văn hóa dân gian qua những bức tranh, những bài hát đồng dao, những câu ca dao,… Hình ảnh con heo xuất hiện trên các tấm lịch treo Tết thể hiện sự sung túc, phồn thực, vui vẻ và hạnh phúc.

> Xem thêm: Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường

Hình ảnh con heo trong nghệ thuật dân gian

Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh lợn trong các bức tranh dân gian của làng tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng,… Hình ảnh đó quen thuộc và gần gũi với cuộc sống, nhận thức của người dân. Con lợn (heo) trong quan niệm văn hóa cổ truyền thuộc dòng m ôn hòa, nhã nhặn, sinh nở đầy đàn nên các yếu tố phồn thực được đề cao trong loại tranh dân gian, chúc tụng năm mới nhiều may mắn, con cháu đông vui, phúc lộc. Bức tranh đàn lợn là biểu tượng của sự sung túc, no đủ, phồn thực.

Hình ảnh con lợn trong những bức tranh dân gian tuy mỗi bức có những nét đẹp riêng, nhưng đều thể hiện sự phồn thịnh, thiêng liêng của con heo trong tiềm thức, văn hóa cũng như trong cuộc sống hằng ngày.

> Xem thêm: Gần 100kg tiền đồng cổ được phát hiện khi đào móng xây nhà

Ý nghĩa hình ảnh của con lợn trong phong thủy

Trong phong thủy, con lợn mang lại nhiều may mắn cho gia chủ và đại diện cho sự thịnh vượng, giàu có và tăng khả năng sinh sôi nảy nở, thành công trong công việc. Heo mẹ càng có nhiều con thì nguồn lực và tài sản càng tăng. Trong cuộc sống hiện đại, heo mang ý nghĩa cầu mong sự phát triển trong công việc và nguồn nhân lực để hỗ trợ, thăng tiến, phát triển.

Heo thuộc âm tính trong âm dương học. Chúng là món quà quý giá cho đối tác làm ăn hoặc người thân trong lễ khai trương cửa hàng. Lợn cũng là món quà ý nghĩa cho người bạn đời với mong muốn tăng khả năng thụ thai và mong có nhiều con.

Chúng ta có thể thấy được nhiều gia đình đặt tượng con heo trong nhà với nhiều mong ước và cầu nguyện mang lại sự sung túc, cuộc sống đầy đủ. Người ta thường ví trong 12 con giáp thì lợn là con vật sướng nhất bởi nó chỉ ăn xong ngủ mà không phải lo lắng bất cứ điều gì. Bởi vì lẽ đó mà đặt tượng con heo trong nhà với mong muốn cuộc sống luôn no đủ, sung túc, thoải mái về cả tài chính lẫn tinh thần.

Sẽ thật thiếu sót nếu như bạn trang trí một bức tranh hay một bức tượng heo trong nhà mà không hiểu hết những ý nghĩa mà nó mang lại. Trong cuộc sống tâm linh cũng như trong đời sống thường ngày, hình con lợn vẫn giữ một vị trí quan trọng không thể thay thế bởi những gì nó mang lại cho chúng ta.

Tổng hợp: duyendangspa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *