Thanh Hóa sẵn sàng: Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường

văn hóa dân tộc Mường

Bộ VHTTDL đã tổ chức họp báo vào chiều ngày 1/12 vừa qua để cung cấp thông tin về Ngày hội  Văn hóa dân tộc Mường lần thứ II. Chủ trì cuộc họp báo gồm 3 đồng chí: Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa là ông Phạm Đăng Quyền.

Họp báo ngày hội văn hóa dân tộc Mường
Họp báo ngày hội văn hóa dân tộc Mường

Thời gian và địa điểm tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường lần thứ II

Trong buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Hải Nhung – Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VHTTDL) cho biết, Ngày hội sẽ được Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức từ ngày 10 – 12.2020 tại TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ngày hội với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước”.  Sẽ có hơn 600 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên quần chúng đồng bào các dân tộc Mường  tham gia.  Mọi người đến từ các tỉnh, TP: Thanh Hóa, Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ và Bình Phước.

Theo kế hoạch, lễ khai mạc Ngày hội sẽ diễn ra vào 20h00 ngày 10-12 tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa. Chương tình được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài PT&TH Thanh Hóa, được Đài PT&TH một số tỉnh tiếp sóng. Lễ bế mạc diễn ra vào 20h00 ngày 12/12/2020.

Ý nghĩa của Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường lần thứ II

Đây là một sự kiện văn hóa quy mô lớn. Vừa thể hiện sự tôn vinh văn hóa của một dân tộc giàu truyền thống vừa để hướng đến chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Bà Nhung cho biết, các chương trình tham gia Ngày hội được chuẩn bị chu đáo, luyện tập dàn dựng công phu. Các chương trình có nội dung tiêu biểu, phù hợp và có tính nghệ thuật cao, có nhiều cái mới. Đặc biệt sẽ đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ của nhân dân. Gắn hoạt động văn hóa, thể thao với quảng bá tiềm năng, phát triển du lịch của các tỉnh. Các nội dung hoạt động của Ngày hội được thực hiện bởi chính các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công… là người dân tộc Mường thực hiện.

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa

Các phát biểu trong cuộc họp báo 

Ông Phạm Đăng Quyền – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa

Phát biểu trong buổi họp báo, ông Quyền cho biết, tổng số dân cư của Thanh Hóa là 3,6 triệu người, trong đó trên 400.000 người là dân tộc Mường. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, cùng với nỗ lực của lãnh đạo địa phương, kinh tế, đời sống của bà con đã phát triển. Từ đó, môi trường sống, giáo dục, y tế được đảm bảo. Đặc biệt, những nét đặc trưng văn hóa tốt đẹp, lâu đời của người Mường vẫn được gìn giữ, phát huy. Chính những nét đẹp giản đơn đó đã mang lại cuộc sống vui tươi, hạnh phúc cho bà con. Tất cả những điều đó sẽ được thể hiện trong Ngày hội này.

Bà Trịnh Thị Thủy – thứ trưởng Bộ VHTTDL

Kết thúc buổi họp báo, bà Thủy cho rằng Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường sẽ là sự chọn lọc đặc trưng văn hóa tiêu biểu của đồng bào dân tộc Mường. Với những hoạt động mang tính cộng đồng. Vừa đề cao vai trò chủ thể văn hóa, giao lưu văn hóa, vừa đảm bảo yếu tố bảo tồn. Đồng thời tôn vinh và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với các yếu tố tiến bộ của thời đại. “Ngày hội sẽ góp phần tạo dựng một sân chơi văn hóa, thể thao và du lịch. Thật sự bổ ích của cộng đồng dân tộc Mường. Đảm bảo hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, tạo không khí vui tươi, đoàn kết lan tỏa trong đời sống xã hội”.

Kết luận

Với nhiều hoạt động trong ngày hội như trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và du lịch, trình diễn dệt thủ công dân tộc, liên hoan văn nghệ quần chúng, trình diễn trang phục dân tộc Mường… Đây sẽ là cơ hội để các dân tộc Mường trên cả nước giao lưu, học hỏi và phát triển nét đẹp văn hóa của dân tộc, con người Việt Nam

Nguồn: Báo văn hóa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *