Hóc xương cá – nguy hiểm khôn lường từ sự bất cẩn của người lớn

hoc-xuong-ca-3

Bé 16 tháng tuổi bị hóc xương cá phải nhập viện

Một bé gái 16 tháng tuổi sống cùng gia đình ở TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã được chuyển tuyến lên bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh). Bé tên là Phạm Tâm B., em nhập viện vì hóc xương cá.

Theo gia đình bé B. chia sẻ, trước ngày nhập viện, em vẫn ăn cháo cá như ngày nào. Đó là món em khá yêu thích. Tuy nhiên hôm đó do quá trình sơ chế bất cẩn, xương cá không được lọc sạch. Hậu quả là bé B. bị hóc xương cá nhưng gia đình lại không biết điều này. Em ngay lập tức ho liên hồi, thở khó 2 thì với tiếng rít lạ thường, toàn thân tím tái.

Chuyển biến phức tạp vì hóc xương cá

Ngay sau đó, bé B. được cả bố mẹ đưa đến bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, 3 ngày sau, tình hình của con vẫn không hề thuyên giảm. Vì thế, em được làm giấy chuyển tuyến lên bệnh viện Nhi Đồng 1. Tại bệnh viện mới, bệnh nhi có biểu hiện sinh hiệu ổn nhưng hơi thở còn khò khè và có tiếng rít.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, các bác sĩ tiến hành nội soi họng cho bé B.. Kết quả cho thấy, vùng hạ thanh môn của bé B. có 2 xương, phế quản gốc trái 3 xương, và khí quản có 2 xương. Ngay lập tức, các bác sĩ thực hiện nội soi gắp toàn bộ các xương ra khỏi cổ họng bé. Nhờ đó, sức khỏe của em bắt đầu phục hồi và ổn định dần.

Bài học dành cho các bà mẹ

Qua trường hợp trên, các bác sĩ cảnh báo: Cá là thực phẩm bổ dưỡng mà nhiều gia đình tin dùng để cung cấp dưỡng chất cho bé. Nhưng xương cá thì lại khá mỏng và nhỏ, khó tìm thấy khi mắt kém hay thiếu ánh sáng. Nếu sơ chế không cẩn thận, xương các rất dễ bị lẫn vào thức ăn. Hóc xương cá là tình huống rất thường thấy ở trẻ nhỏ. Nhiều loại cá có xương mỏng đến nỗi trông như trong suốt, làm cho các thiết bị nội soi, chụp X-Quang cũng rất khó khăn để phát hiện.

hoc-xuong-ca-1
Hãy cẩn thận khi cho trẻ ăn cá

Đây là lời cảnh tỉnh to lớn dành cho các hộ gia đình có con nhỏ. Cha mẹ đều phải cẩn thận hết mực khi chế biến các món ăn cho con, nhất là các món cá như cháo cá, súp cá, canh cá,… Một số loại cá nhiều xương li ti như cá lóc, cá mú, cá rô. Ngoài ra, một số laoij thực phẩm có vỏ cứng dễ lẫn vào thức ăn như tôm, cua, ghẹ, mực nang,… Do đó, suốt quá trình sơ chế, cần phải chú tâm để lọc hết xương ra khỏi các sớ thịt, tránh trường hợp trớ trêu như bé B. vừa rồi.

Dấu hiệu nhận biết bé bị hóc xương cá

Một số dấu hiệu ban đầu khi bé bị hóc xương thường là ho, ợ, nôn hết thức ăn vừa ăn ra, ngứa cổ họng. Nếu xương mắc nằm ở vị trí sâu trong họng, hay mắc nhiều xương, trẻ sẽ ho nhiều hơn, dần khó thở, hơi thở khò khè, thậm chí một số còn sốt cao vào ngày hôm sau, bỏ ăn, toàn thân tím tái,… Vì các tai hại trên, ngay khi có dấu hiệu bất thường lúc ăn uống, bạn cần nhanh chóng thống kê những nguyên nhân rồi sớm đưa bé đến bệnh viện kiểm tra kịp thời. Việc cấp cứu gắp dị vật ra khỏi cơ thể bé kịp thời sẽ giúp giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm.

hoc-xuong-ca-2
Dấu hiệu nhận biết bé bị hóc xương cá

Nguồn tham khảo: Eva.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *