Thiếu dưỡng chất thiết yếu: triệu chứng thường gặp và cách khắc phục

thieu-duong-chat-1

Sự quan trọng của dưỡng chất với trẻ nhỏ

Mọi loại vitamin, khoáng chất, vi chất đều có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động trao đổi chất, chuyển hóa dinh dưỡng, sản xuất tế bào mô da, vận chuyển oxy trong máu đi nuôi cơ thể, hỗ trợ các chức năng tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh,… Các dưỡng chất này còn có một phần đóng góp vào trí thông minh của bé. Tình trạng thiếu vitamin càng lâu càng dễ là nguyên nhân của nhiều bệnh lý khác. Đối với trẻ em, việc thiếu dưỡng chất giai đoạn đầu tuổi tăng trưởng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe toàn diện của bé khi lớn lên.

Biểu hiện phổ biến của bé thiếu dưỡng chất

Những biểu hiện dưới đây sẽ giúp bạn phần nào nhận biết con mình có đang bị thiếu dưỡng chất hay không. Thật đơn giản vì đấy đều là các dấu hiệu có thể quan sát được thông qua hoạt động sống mỗi ngày của bé thay vì đi xét nghiệm ở bệnh viện.

Da sạm màu, kém hồng hào

Không phải khi không người ta lại ví làn da đẹp như “da em bé”. Như bạn đã biết, làn da của trẻ nhỏ đại đa số đều rất mịn màng, trắng trẻo hồng hào. Tuy nhiên nếu bé nhà bạn có làn da sậm màu, sắc tố da kém sức sống, thì hãy cẩn thận vì đó có thể là biểu hiện của thiếu vitamin C.

Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề nếu bé thiếu đồng thời vitamin B12. Để khắc phục dần điều này, hãy cho bé ăn nhiều hơn các loại cá và thịt. Sớm cung cấp đủ dưỡng chất để làn da bé sớm ngày trở về nét hồng hào đáng yêu.

Tóc yếu, khô tóc, dễ gãy rụng

Các vấn đề xấu về tóc là biểu hiện khi cơ thể thiếu vitamin B7. Một phần lí do cũng đến từ việc trước đây bé dùng quá nhiều thuốc kháng sinh để đối phó với bệnh tật. “Cái răng cái tóc là gốc con người” – câu thành ngữ quen thuộc của Việt Nam. Do đó, mái tóc kém sức hút sẽ ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình trẻ nhỏ.

Bạn có thể tìm thấy nguồn dồi dào vitamin B7 để cung cấp cho các bé qua các loại trái cây tươi, rau củ sạch, nấm sạch, thịt bò, cá biển,… Nếu bé đang có dấu hiệu thừa cân, béo phì, hãy tạm ngưng việc ăn kiêng cho bé trước. Thay vào đó, hãy bổ sung trước vitamin B7 cho bé. Sau đó hãy nghĩ đến việc kiểm soát cân nặng của bé.

Sưng các vùng quanh mắt

Nếu chẳng may vùng quanh mắt hay tay, chân của bé đột nhiên bị sưng tấy, đó có thể là dấu hiệu của thiếu i-ốt và vitamin B1. Để lâu ngày, các dị tật về mắt như kém thị lực, dãn giác mạc đều có thể xảy ra. Những thực phẩm giàu i-ốt và vitamin B1 là rong biển, hải sản, sữa, cà rốt, bánh mì,…

Môi thâm, sạm màu

Môi kém hồng hào và trở nên thâm sạm là dấu hiệu khi trẻ bị thiếu chất sắt. Các bé trong trường hợp này cũng nhạy cảm với thời tiết lạnh hơn những đứa trẻ bình thường.

Hàm lượng chất sắt là tương đối cao trong các loại thịt màu đỏ, điển hình là thịt bò. Ngoài ra, bổ sung canxi cũng là giải pháp an toàn và hữu ích. Tôm, cua, ghẹ, ốc,… đều là thực phẩm giàu canxi mà trẻ lại rất thích ăn, đồng thời cũng rất dễ tìm thấy và chế biến nhiều món ăn ngon.

Chân răng bị chảy máu

Một biểu hiện khác của thiếu vitamin C là chảy máu nứu, lợi, chảy máu chân răng. Nhất là khi dùng tăm xỉa răng hay đánh răng với lông bàn chải cứng. Trong trường hợp này, hãy cho bé ăn nhiều trái cây giàu vitamin C như quýt, cam, ớt đỏ, ớt xanh (ớt đà lạt),…

thieu-duong-chat-2
Thiếu dưỡng chất dẫn đến một số vấn đề về răng miệng

Chấn chỉnh chế độ ăn uống khắc phục tình trạng thiếu dưỡng chất ở trẻ

Trên đây là những dấu hiệu phổ biến của việc trẻ bị thiếu dưỡng chất trong cơ thể. Hãy nhanh chóng xem lại chế độ ăn uống của con em khi phát hiện bé có bất kỳ dấu hiệu nào.

thieu-duong-chat-3
Ăn uống đầy đủ bổ sung dưỡng chất cần thiết cho bé

Nguồn tham khảo: Eva.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *