Y tá bế con ra khỏi phòng sinh, đừng để ba kiểu người này bế bé luôn

Y tá bế con ra khỏi phòng sinh, đừng để ba kiểu người này bế bé luôn

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một viêc vô cùng khó khăn, đặc biệt với những cặp vợ chồng lần đầu làm bố mẹ. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh hay là bế trẻ sơ sinh làm sao cho đúng cần bố mẹ tìm hiểu trong cả quá trình mẹ mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh sau đó là khi bé chào đời. Trải qua một thời gian dài 9 tháng 20 ngày mang thai, bố mẹ bắt đầu chào đón con ra với thế giới bên ngoài.

Y tá bế con ra khỏi phòng sinh, đừng để ba kiểu người này bế bé luôn

Qua một cuộc vượt cạn của mẹ thành công, chắc hẳn bố mẹ nào cũng vui mừng chào đón đứa con của mình. Nếu như thời điểm mang thai vất vả 1 thì khi chăm sóc bé sơ sinh sẽ vất vả hơn rất nhiều lần. Bố mẹ nào cũng muốn dành sự quan tâm chu đáo nhất cho con, những điều tốt đẹp nhất cho con. Tuy vậy, chắc hẳn nhiều bố mẹ quên mất điều này khi đón con từ y tá. Đó là, đừng nên để ba người này bé con quá nhiều và lâu sau khi đón bé từ phòng sinh ra.

Người hút thuốc lá

Đại đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được mối nguy hiểm của thuốc lá và khói thuốc lá, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.  Bản thân những người hút thuốc lá thực chất họ chỉ hút 10% số chất độc hại có trong thuốc còn lại 90% sẽ được thải ra không khí. Số lượng chất độc này này sau đó sẽ gắn liền vào với quần áo, tóc và da của người hút thuốc. Nó gây tác hại của những chất gây hại này đối với con người là rất lớn, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Y tá bế con ra khỏi phòng sinh, đừng để ba kiểu người này bế bé luôn

Trẻ sơ sinh khi trong bụng hấp thụ oxi qua nhau thai trong cơ thể mẹ và sau khi chào đời sẽ thở bằng phổi. Vì thế, trẻ có nhu cầu thở nhiều không khí hơn người lớn trong giai đoạn này. Nếu người đầu tiên bế bé mà hút thuốc lá, tiếp xúc với trẻ sơ sinh trong một không gian hạn chế, bé sẽ dễ dàng hít phải các chất độc có hại này và gây nguy hiểm cho sức khỏe sau này.

Người hút thuốc tiếp xúc gần với trẻ sơ sinh sẽ vô cùng có hại. Vì thế những người hút thuốc không nên là người đầu tiên bế trẻ sơ sinh sau khi bé từ phòng sinh ra ngoài. Những ngày về sau, nếu muốn tiếp xúc gần bé thì cần hạn chế hút thuốc, thay quần áo, tắm rửa sạch sẽ trước khi bế em bé để giảm bớt mùi thuốc lá trên người.

Người đang ốm

Y tá bế con ra khỏi phòng sinh, đừng để ba kiểu người này bế bé luôn

Người ốm, đặc biệt là người mắc bệnh truyền nhiễm cũng không phải là đối tượng tốt để bế trẻ sơ sinh, đặc biệt khi bé vừa chào đời. Người ốm thường mang nhiều vi trùng trong người còn trẻ sơ sinh thì khả năng miễn dịch, sức đề kháng rất kém. Vì thế bé sơ sinh dễ bị các con virus, vi trùng, vi khuẩn xâm nhập và gây hại đến sức khỏe.

Vì vậy, người nào ốm, mắc các bệnh truyền nhiễm nên tự giác tránh xa các bé sơ sinh cho đến khi khỏi hẳn ốm mới được bế trẻ.

Những người già quá yếu 

Người quá già già sức khỏe không đảm bảo thì chân tay thường yếu, run rẩy và dễ làm rơi bé. Nếu ông bà hay cụ muốn bế bé sơ sinh thì người nên tìm cho mình một chỗ ngồi vững chãi, bế đúng cách để không làm tổn thương bé sơ sinh còn non nớt vừa chào đời. Cũng không nên không cho người lớn tuổi bế trẻ hoàn toàn vì người già rất quý trẻ, chỉ cần bố mẹ chú ý là được.

Bố mẹ cùng tìm hiểu thêm nhiều bài viết hữu ích tại Duyên dáng Spa!

Nguồn: Eva.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *