Lúc yêu nhau thì anh và cô gái lộng lẫy, lịch thiệp với đôi bên. Nhưng khi về với nhau thì đôi vợ chồng trẻ hơn 2 năm đã vỡ đi giấc mộng màu hồng. Có thể tình yêu của họ chưa đủ để có một mối quan hệ êm đềm, bền vững, họ cần phải học cách hóa giải những xung đột khi cãi nhau.
Mục lục
Câu chuyện thực tế về tình yêu và hôn nhân giữa vợ chồng trẻ sống tại Hà Nội
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Anh ly hôn sau hơn 2 năm làm đám cưới vì cả hai vỡ mộng khi về chung sống với nhau. Trước tòa họ nói cả hai có quá nhiều khác biệt, tranh cãi và không đi đến được giải pháp hòa giải chung. Vì thế nên ly hôn để giải thoát cho nhau tìm người phù hợp hơn.
Lý do vỡ mộng chồng chị nói, hồi yêu nhau 1 tuần có 7 ngày thì gặp nhau cả 7. Lúc nào cũng son phấn lộng lẫy, quần là áo lượt… có biết lúc đời thường lối sống của cô ấy đâu. Vì vậy mà khi lấy về đã bộc lộ hết thì anh vỡ mộng.
Chị thì bảo anh đành hanh đanh đá… không chịu đựng nổi. Đã thế mỗi lần cãi vã, giận hờn anh không thèm nghe điện thoại hay nói chuyện trực tiếp với vợ. Mà chị cứ phải nhắn tin, anh thích thì trả lời, không thích là im lặng cả tháng.
Trong hôn nhân dù hai người yêu nhau sâu đậm đến thế nào thì cuộc sống hôn nhân không tránh khỏi vấp phải ổ gà, ổ voi. Nghĩa là hai cá thể sống chung chắc chắn sẽ xảy ra xung đột trên hành trình cuộc sống hôn nhân.
Không phải lúc nào cũng là con đường bằng phẳng. Vấn đề là khi gặp phải chướng ngại thì bạn chọn bỏ đi, hay nỗ lực vượt qua để có cuộc hôn nhân trọn vẹn?
Vậy có cách nào để hóa giải xung đột của vợ chồng trẻ trong tranh luận để trở về mối quan hệ êm đềm?
Chọn thời điểm hợp lý
Mỗi người đều có quan điểm, lối sống khác nhau. Vì vậy để đối phương lắng nghe câu chuyện, ý kiến của bạn thì nên khéo léo chọn thời điểm thích hợp. Sau khi họ đã sắp xếp, hoàn tất công việc, gia đình, chăm sóc con cái. Hoặc có thể chọn thời điểm mà tinh thần họ đang lúc vui vẻ, thoải mái nhất.
Im lặng
Đây là giải pháp an toàn cho những lúc câu chuyện tranh luận cao trào. Cãi nhau lúc nóng giận chỉ làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn nếu bạn không biết kiềm chế.
Do đó cách tốt nhất là hãy giữ im lặng lúc đó. Sau một hồi hoặc một đêm suy nghĩ, sáng hôm sau bạn có thể tiếp tục cuộc trò chuyện. Nó giúp chúng ta tránh những tổn thương về lời nói do cơn nóng giận gây ra.
Chọn ngôn từ nhẹ nhàng, chân thật
Ông bà ta thường nói: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Thay vì chúng ta sử dụng ngôn từ ảnh hưởng đến tâm lý người khác thì tại sao lại không chọn những ngôn từ nhẹ nhàng hơn để giải bày. Hãy dùng cách nói chuyện nhẹ nhàng, mềm mỏng.
Hãy mở đầu bằng cách khen và nhìn vào những điểm tốt của người bạn đời trước. Nhưng nhớ là nói chân thành chứ đừng giả tạo, bởi nếu giả tạo người ấy có thể biết được ngay. Bạn nên tập trung nói vào chia sẻ cảm xúc, tránh sự đổ lỗi hoặc dẫn dắt câu chuyện theo hướng ai sai hay đúng.
Khi đối phương cảm nhận được điều đó, họ sẽ đề cao cảnh giác và có nhiều khả năng sẽ chống trả. Dễ khiến cuộc nói chuyện kết thúc nhanh chóng mà cả hai vẫn chưa tìm được cách giải quyết vấn đề.
Học cách lắng nghe câu chuyện giữa hai bên
Có thể bạn chưa biết, lắng nghe là một phương pháp nghệ thuật cần thiết trong hôn nhân lâu dài. Lắng nghe để hiểu nhau hơn, để tìm giải quyết câu chuyện trở nên tốt hơn. Vậy nên, khi bạn nói xong mà người bạn muốn bày tỏ quan điểm thì đừng ngắt lời. Đừng phòng thủ mà hãy đặt mình vào vị trí của họ. Cũng không nhất thiết phải đồng ý quan điểm của họ. Mà chỉ đơn giản là cố gắng lắng nghe để hiểu và cho vợ/ chồng biết quan điểm của nhau. Sự tôn trọng nhau và có thể họ sẽ sẵn sàng lắng nghe lại câu chuyện của bạn.
Đảm bảo người nghe hiểu đúng thông điệp bạn truyền tải
Sau khi nói xong bạn nên dừng lại một chút và dành thời gian để hỏi ngược lại. Nếu đối phương nói điều gì đó, bạn đừng ngại lặp lại một lần nữa để họ hiểu đúng thông điệp của bạn đưa ra.
Nói không với việc giải quyết qua tin nhắn
Hiện nay, đa số cặp đôi, vợ chồng khi cãi nhau đều sẽ giải quyết câu chuyện đó qua tin nhắn. Thật sai lầm khi sử dụng phương pháp đó để hòa giải. Họ cứ nghĩ rằng cách giải quyết thông minh nhất là nhắn tin vì không phải gặp nhau, lời qua tiếng lại.
Nhưng các chuyên gia tư vấn tâm lý cho tin nhắn là cách hành xử thiếu văn minh nhất. Vì nó không biểu lộ cảm xúc mong muốn của chủ thể, dù nó có nội dung và các biểu cảm. Tin nhắn còn không cho vợ/chồng (kể cả chính bản thân mình) cơ hội để nói lên điều cần nói.
Chưa kể tin đi tin lại khiến đọc càng thêm tức giận, sầu muộn. Và mọi thứ vẫn rối như tơ vò vì cả hai không thể tập trung vào câu chuyện đang diễn ra, để giải quyết mâu thuẫn ổn thỏa.
Các cặp đôi vợ chồng trẻ đừng nghĩ xung đột, tranh cãi giữa hai người là không hợp nhau, là rạn nứt. Mà hãy nghĩ đó là thêm một thử thách cho sức chịu đựng để hai người còn muốn ở bên nhau hay không. Hôn nhân cần sự chấp nhận lẫn nhau, như đối mặt với sự thật mới sớm thấy điều gì cần sửa đổi, cải thiện. Nếu biết nhường nhau thì mọi xung đột sẽ tan biến đi để họ cùng nhau đi tiếp chặng đường phía trước.
Để biết thêm được nhiều thông tin thú vị khác, bạn có thể truy cập vào website duyên dáng spa để biết thêm nhé!
“Trích dẫn từ website: giadinh.net.vn