5 sai lầm người đau dạ dày lâu năm cũng mắc phải.

Mình là sinh viên năm cuối bị đau dạ dày lâu năm vẫn mắc 5 sai lầm tai hại này. Bạn có biết ” Người đau dạ dày không nên ăn rau sống và phở, bún, mì,… không?” Có lẽ là không phải không? Bài viết này sẽ giúp bạn rất nhiều một cách toàn diện về đau dạ dày. Hãy đọc đến cuối bài bạn nhé!!!!

Dau-da-day-con-goi-la-dau-bao-tu-nhu-the-nao
Dau-da-day-con-goi-la-dau-bao-tu-nhu-the-nao-mau-do

1. Cấu tạo dạ dày hay bao tử và đau dạ dày là gì?

a. Cấu tạo dạ dày

Để hiểu rõ về bệnh đau dạ dày, người bệnh cần nắm được: Về giải phẫu, dạ dày là túi đựng thức ăn nối thực quản với tá tràng. Dung lượng dạ dày có thể chứa được 1-1,5 lít. Gồm 2 phần: Phần đứng là thân dạ dày, phần ngang là hang vị. Cấu tạo thành dạ dày gồm 4 lớp, từ ngoài vào trong gồm: thanh mạc; lớp cơ: Gồm 3 lớp nhỏ (cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo); Hạ niêm mạc; Niêm mạc: Phân cách với lớp hạ niêm mạc bởi lớp cơ trơn.

b. Đau dạ dày là gì?

PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (giảng viên ĐH Y dược HCM) thì đau dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày do các vết viêm loét.

2. Nhận biết đau dạ dày và đau chỗ nào?

Vị trí này nằm trên rốn và dưới mỏm xương ức.  xuất hiện ở vị trí này cũng có nhiều dạng: có người đau âm ỉ, có người đau tức, có người đau bỏng rát.

vi-tri-dau-da-day
Đau dạ dày đau ở đau, đau như thế nào, vị trí đau dạ dày.

Cơn đau cũng có thể lan rộng ra phía sau lưng hoặc lan lên tận ngực. Đặc biệt nếu bạn ăn phải các loại thức ăn: cay, nóng, chua hay uống rượu, các đồ uống có gas, có cồn… thì cơn đau sẽ càng tăng lên.

3. Nguyên nhân đau dạ dày là gì?

  • Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây ra khoảng 80% các bệnh loét dạ dày, trên 95% các bệnh loét tá tràng và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư dạ dày.
  • Theo thống kê năm 2014, các trường hợp khám, nội soi đường tiêu hoá có khoảng 31 – 65% tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến dạ dày tại nước ta.
  • Bệnh đau dạ dày gặp ở mọi lứa tuổi, từ già tới trẻ, từ nam đến nữ.
  • Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do thói quen sinh hoạt, ăn uống không hợp lý, làm việc quá sức khiến tinh thần căng thẳng stress ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh dạ dày,… 
  • Lạm dụng thuốc tây quá đà.
  • Dùng nhiều chất kích thích như cà phê, thuốc lá hay bia rượu,…

4. Đau dạ dày nên ăn gì?

dau-da-day-nen-an-gi-va-khong-nen-an-gi
Đau dạ dày nên và không nên ăn gì. Những sai lầm tai hại mà bạn hay mắc phải.

a. Đau dạ dày nên ăn sáng món gì?

Việc bỏ bữa ăn sáng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng bệnh đau bao tử này. Nếu đã và đang bị bệnh này hành hạ, bạn sẽ hiểu bữa ăn sáng có tầm quan trọng như thế nào.

Thế nhưng, việc lựa chọn cho mình một món ăn buổi sáng nhanh gọn, an toàn và vẫn đầy đủ dinh dưỡng không phải điều đơn giản. Dưới đây là một số gợi ý giải đáp cho câu hỏi đau bảo tử nên ăn gì vào bữa sáng:

  • Bánh mỳ: hàm lượng tinh bột và tính chất giòn xốp sẽ có tác dụng như một miếng bông gòn hút hết acid dịch vị dư thừa được dạ dày tiết ra vào ban đêm. 
  • Cháo: cũng như bánh mỳ, cháo giàu hàm lượng tinh bột, lại dễ tiêu hóa và không gây áp lực cho dạ dày. Ngoài cháo, người bệnh cũng có thể dùng dùng súp để tạo sự đa dạng cho bữa sáng.
  • Cơm: một chén cơm nhỏ cho buổi sáng chính là gợi ý hoàn hảo cho cả ngày tràn đầy năng lượng. Bạn có thể ăn cơm với một quả trứng nhỏ hoặc thịt nạc để cung cấp protein, giúp hồi phục chức năng dạ dày.

b. Đau dạ dày nên ăn món nào?

Ai cũng hiểu chế độ ăn tốt nhất cho cơ thể là tiêu thụ nhiều rau, hoa quả, hạn chế thịt đỏ, đồ chế biến sẵn. Thế nhưng, không phải loại trái cây và rau xanh nào cũng tốt cho người bị đau dạ dày. Vậy người đau dạ dày nên ăn gì và sử dụng loại trái cây nào?

  • Hoa quả: người đau dạ dày nên bổ sung một số loại trái cây như như đu đủ chín, chuối chín, mít, ổi, bơ, lựu, việt quất, dưa hấu… 
  • Rau củ: rau xanh và các loại củ luôn là lựa chọn an toàn cho dạ dày đã bị tổn thương. Hãy thường xuyên bổ sung các loại rau củ như bắp cải, rau muống, cà tím, cà rốt, rau chân vịt, rau cải, mồng tơi, rau dền, bí ngô, rau bí, khoai lang, khoai tây…

Ngoài ra thì những loại gia vị quen thuộc trong bếp như tỏi, gừng… cũng là đáp án tuyệt vời cho câu hỏi đau dạ dày nên ăn gì.

  • Trứng và thịt: cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao và còn giúp trung hòa axit trong dạ dày rất tốt.
  • Đồ uống: Khi bị đau dạ dày, cơ thể của bạn sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái mất nước. Bởi vậy hãy bổ sung ít nhất 1,5-2 lít nước/ngày. Người bệnh có thể sử dụng sữa nước dừa, nước yến, nước mía, trà xanh… và sữa chua, yakult, sữa tươi, sữa ensure….

Lưu ý, người bệnh chỉ nên sử dụng sữa sau khi ăn, không uống khi bụng trống rỗng để tránh nguy cơ đau bụng, cồn cào trong ruột.

c. Đau dạ dày không nên ăn món nào?

Hạn chế các sản phẩm sau sẽ làm giảm các cơn đau, hỗ trợ việc điều trị đau bao tử.

  1. Không sử dụng các loại nước có gas hay cà phê.
  2. Tránh ăn các gia vị cay nóng.
  3. Không nên uống bia rượu, thuốc lá.
  4. Nên chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày, không để bụng quá đói cũng như không nên ăn quá no.
  5. Kiêng ăn những thức ăn có tính axit.
  6. Hạn chế ăn những thức ăn sẵn, khó tiêu và chứa nhiều muối.
  7. Hạn chế các sản phẩm sữa có chứa đường lactose. Vì nhiều người bất dung nạp lactose, vô tình gây áp lực cho hệ tiêu hoá.
  8. Thực phẩm cay, hoặc chua, món ăn nhiều dầu mỡ.

5. Tiết lộ 5 sai lầm tai hại nhất mà ai cũng mắc phải.

Sai lầm tai hại của nhiều người đau dạ dày.
  1. Sữa đậu nành cũng là loại đồ uống không tốt cho bao tử đã bị tổn thương.

2. Món ăn sáng cần cắt giảm: Bún, phở, xôi, bánh chưng, mì tôm… là những món ăn quen thuộc vào buổi sáng của rất nhiều người. Nhưng tính khó tiêu của những món ăn này khiến chúng là những thực phẩm không nên ăn.

3. Hạn chế ăn rau sống: Thường thì hầu hết các loại rau xanh đều tốt cho dạ dày, tuy nhiên với điều kiện nấu chín. Các loại rau chuyên để ăn sống như rau mùi, húng chó, cà muối, dưa muối… có chứa nhiều chất xơ dạng không hòa tan. Khi tiêu thụ sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và “cọ xát” vào thành ruột.

4. Người bệnh chỉ nên sử dụng sữa sau khi ăn, không uống khi bụng trống rỗng để tránh nguy cơ đau bụng, cồn cào trong ruột.

5. Trứng và thịt: không chỉ cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn giúp trung hòa axit trong dạ dày rất tốt. Có điều, hai loại này phải được nấu chín, ưu tiên các món thiên về nấu, luộc, hầm nhừ. Không nên chiên rán hoặc ướp gia vị nướng.

***Lời khuyên của mình.

Lời khuyên chân thành của mình sau bấy lâu chữa trị.

 

  • Đầu tiên, là tự biết yêu quý bản thân và sức khỏe.
  • Biết nhận dạng bệnh sớm.
  • Đừng ngại đi khám bác sĩ.
  • Tìm hiểu thêm kiến thức về đau dạ dày.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống.
  • Hãy chia sẻ bài viết cho bạn bè và người thân để sống lành mạnh và cùng trị bệnh này với bạn.

Hi vọng chúng tôi đã giúp ích được cho bạn, hãy đón xem những kiến thức khác tiếp bạn nhé.

Tác giả: Anh Huy

Nguồn: WIKI

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *