Thời điểm uống nước bất hợp lý có thể gây hại rất nhiều cho trẻ

thoi-diem-uong-nuoc-1

Bé nhà bạn đã uống nước đúng thời điểm chưa?

Nước thể thiếu trong mỗi cơ thể của chúng ta. Dù người trưởng thành hay trẻ nhỏ đều rất cần nước. Nước đóng vai trò cực kì quan trọng với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Nước cũng giúp các hệ cơ quan trong cơ thể thực hiện đúng và thuận lợi những chức năng trao đổi chất, bài tiết, nuôi lớn cơ thể. Sự cân bằng lượng nước trong cơ thể là thiết yếu. Ngoài uống đủ nước, thời điểm uống nước cũng rất quan trọng đến hệ tiêu hóa và sự phát triển của trẻ.

Ở trẻ sơ sinh, gần 80% cơ thể bé là nước. Khi lớn lên dần, con số này giảm đi nhưng cũng chiếm tỉ lệ lớn từ 60% đến 75%. Như vậy đủ thấy sự quan trọng của nước với cơ thể như thế nào.

Sự nguy hiểm khi uống nước sai thời điểm

Một bé gái 4 tuổi, tên Maomao, sống ở Trung Quốc vì còn nhỏ nên em rất hiếu động. Bé thích được ra công viên gần nhà và chơi đùa với những bạn nhỏ khác. Sau mỗi cuộc chơi vui vẻ, em về nhà, và việc đầu tiên em làm chính là rót một cốc nước lọc đầy rồi uống hết liền một hơi. Gia đình của Mao đều nghĩ rằng bé chơi mệt, đổ mồ hôi nhiều nên rất khát và cần uống nước.

Chuyện gì đến cũng đến. Một ngày nọ, như thường lệ, vừa uống hết cốc nước đầy sau khi từ công viên trở về, đột nhiên bé Mao bị đau bụng dữ dội. Mặt bé vã mồ hôi, người lạnh toát, không ăn nỗi bữa tối mà lại liên tục buồn nôn. Người nhà tức tốc đưa Mao Mao đến bệnh viện gần nhà. Sau khi khám, cha mẹ bé bàng hoàng vì kết quả chẩn đoán của bác sĩ là cơ thể Mao Mao bị tích nước nhiều vì dạ dày yếu.

Những thời điểm uống nước bất hợp lý mà trẻ hay mắc phải

Nhiều y bác sĩ chuyên khoa nhi cho hay: Trẻ em thường là đối tượng rất thích uống nước. Uống nhiều nước là tốt. Tuy nhiên, họ đề cập đến 3 thời điểm phổ biến mà bé không nên uống nước. Các bác sĩ nói rõ, nếu uống nước sai sách hay sai thời điểm sẽ làm cho dạ dày bé suy yếu dần, từ đó gây ra tích tụ thức ăn, khó tiêu hóa. Những điều này lâu ngày sẽ có thể tác động không tốt đến sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ

Ngay sau khi vận động nhiều

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng, sau khi vận động mạnh,(chạy nhảy, tập thể dục, nô đùa,…), bé thường ra nhiều mồ hôi thì việc bổ sung nhiều nước càng sớm càng tốt. Việc cung cấp nước cho bé là đúng nhưng quan trọng là cho bé uống nước như thế nào mới là tối quan trọng. Và bạn đã sai nếu cho con bạn uống liền nhiều nước ngay sau khi vừa hoạt động nhiều, rơi mồ hôi.

Sau khi vận động mạnh, cơ thể cần một khoảng thời gian nhất định để nghỉ ngơi. Vì vậy, đột ngột cung cấp nhiều nước vào cơ thể lúc này dễ dẫn đến gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Từ đó làm dạ dày bé bị tích tụ nhiều thức ăn vì khó tiêu hóa. Trường hợp nặng hơn, bé sẽ thấy buồn nôn và bị đau bụng. Để khắc phục điều này, tốt nhất là bạn cho con em uống đủ nước sau 15 đến 20 phút kể từ lúc ngừng vận động mạnh. Hãy khuyên bé uống từ từ từng ngụm để tránh đẩy một lượng nước lớn đột ngột vào dạ dày

Ngay sau khi ăn no

Tương tự như trên, cho bé uống nhiều nước ngay sau mỗi bữa ăn là chưa phù hợp. Điều này dễ khiến chướng bụng, đầy hơi. Bởi vì sau khi thức ăn được đưa vào cơ thể, dạ dày bé lúc này đang chứa nhiều thức ăn. Chúng cần hoạt động để tiêu hóa lượng thức ăn này. Do đó việc uống quá nhiều nước lúc này có thể làm cho dạ dày bé co bóp mạnh hơn gây khó chịu.

thoi-diem-uong-nuoc-4
Không nên để bé uống nhiều nước ngay sau khi ăn

Bên cạnh đó, nước sẽ góp phần làm loãng axit có trong dịch vị ở thành dạ dày, làm trì hoãn quá trình tiêu hóa thức ăn. Từ đó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ quá trình hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng từ thức ăn của bé. Thông thường, bạn có thể cho bé uống một ly nước một cách từ từ sau khoảng 20 phút mỗi bữa ăn.

Trước khi đi ngủ

Ngủ là thời điểm cơ thể vận động theo cách nhẹ nhàng nhất để bài tiết, tiêu hóa, vận chuyển chất,… Nếu trước khi đi ngủ bạn cho bé uống nhiều nước, điều này là chưa phù hợp. Việc làm này sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều cho dạ dày và lá lách của con. Nó cũng gây tích tụ và khó tiêu hóa thức ăn cùng một số vấn đề khác.

thoi-diem-uong-nuoc-3
Trước khi đi ngủ là thời điểm uống nước thiếu khoa học

Nên làm gì để bé không bị tích tụ thức ăn trong dạ dày?

– Kiểm soát thời điểm bé uống nước: Nên ghi nhớ kỹ rằng trước khi đi ngủ, sau khi ăn no, hoặc sau khi vận động nhiều đều là các thời điểm cha mẹ không nên cho bé uống nhiều nước. Hãy tập cho bé uống ở thời gian hợp lí hơn lúc dạ dày sẵn sàng làm việc, và uống một cách chậm rãi.

– Xoa bóp nhẹ cho trẻ: Cha mẹ hãy dành ít thời gian để học một số thủ thuật xoa bóp nhẹ. Một khi bé có dấu hiệu bị tích tụ thức ăn, bạn hãy dùng những thủ thuật đó để xoa bóp nhẹ nhàng cho vùng bụng của con. Điều này sẽ thúc đẩy hoạt động tiêu hóa trong cơ thể. Khi được mát-xa, chức năng tiêu hóa sẽ được cải thiện và tăng cường, từ đó làm giảm nguy cơ tích tụ thức ăn.

– Kiểm soát chế độ ăn uống của bé: Để con em có sự phát triển bền vững hơn, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đến chế độ sinh hoạt lẫn dinh dưỡng của bé. Nên cho bé ăn nhiều các loại rau củ quả trong khi cố gắng hạn chế tiêu thị những thức ăn gây khó tiêu. Trong khi ăn, người nhà cũng nên theo dõi lượng ăn của bé. Sẽ là tốt hơn nếu bạn chia thành nhiều bữa ăn nhỏ cho con và ăn thường xuyên. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn.

Có nên tự can thiệp bằng thuốc uống?

Ngoài các phương pháp trên, bạn còn có thể can thiệp vào việc thúc đẩy tiêu hóa của con bằng cách cho bé uống một số loại thuốc có công dụng dễ tiêu hóa. Nhưng bạn sẽ khó tự tìm hiểu loại nào sẽ phù hợp với con mình. Do đó, tốt nhất là bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên môn để được tư vấn kỹ hơn, đồng thời phòng ngừa được các tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Nguồn tham khảo: Eva.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *