Nghệ thuật giữ chồng – quan niệm xưa và nay – phần 1

Nghệ thuật giữ chồng là chủ đề mà bất kỳ người Phụ nữ nào cũng quan tâm. Khái niệm giữ chồng không rõ xuất phát từ đâu, có tự bao giờ, thế nhưng có lẽ nó vẫn luôn là một đề tài muôn thuở của phụ nữ, nhất là phụ nữ Việt Nam.

Giữ chồng ngày xưa

Có lẽ là từ thời xưa, ở xã hội phong kiến, việc đàn ông năm thê bảy thiếp đã là lẽ thường tình. Có lẽ rằng thời đó, phụ nữ ít được chú trọng việc học hành, khoa bảng chỉ dành cho nam nhân. Thế nên, mới có câu “tam tòng tứ đức”, số phận người phụ nữ bị phụ thuộc rất lớn vào người chồng của họ.

Thế giới của họ chỉ xoay quanh cha mẹ và người chồng mà thậm chí họ còn không được quyền chọn. Không được đi học, hạn chế giao tiếp, khi kết hôn lại phải đối mặt với chuyện năm thê bảy thiếp của chồng. Vô hình chung, họ gián tiếp bị đẩy vào cái thế bắt buộc phải biết “giữ chồng”.

Chồng là tất cả:

Phải rồi, khi người đó là tất cả thế giới của bạn, là tất cả những gì mà bạn có. Tưởng như nó là của bạn, thế nhưng rồi bạn lại phải chia sẻ với người phụ nữ khác, thì làm sao bạn không cố tranh đấu để giành lấy? Phải chăng, khái niệm giữ chồng đã thực sự đè nặng lên vai phụ nữ Việt từ đây?

“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung” – câu ca dao như nói thẳng vào tâm lý người phụ nữ lúc bấy giờ. Chia sẻ tình yêu, tình cảm, một người là cả thế giới của mình cho người phụ nữ khác là một điều không ai muốn. Thế nhưng, ở thời đó, nó lại là điều bình thường, là chuyện lẽ dĩ nhiên phụ nữ phải chấp nhận. Từ đây, tâm lý phải làm nhưng không cam tâm, khiến phụ nữ phải tìm mọi cách để níu giữ tình cảm người đàn ông, hay nói cách khác, là giữ chồng!

nghệ thuật giữ chồng
Nghệ thuật giữ chồng

 

Giữ chồng thời nay

Các bộ phim về hậu cung, những bộ phim mô tả thân phận người phụ nữ thời xưa đã lột tả biết bao nhiêu màn “giữ chồng” thiên hình vạn trạng. Thậm chí đầy mưu mô và thâm kế sâu cay. Tình yêu không bao giờ là mối quan hệ của ba người! Thế nên, tư tưởng giữ chồng này đến nay vẫn chưa thể một sớm một chiều mất đi.

Như đã nói trên, phụ nữ thời xưa có rất nhiều cách từ tiêu cực đến tích cực để “giữ chồng”, ở đây có thể tóm tắt sơ bộ như sau:

Sử dụng nhan sắc:

Ngoại hình xinh đẹp, dung nhan mỹ miều thướt tha luôn là điều văn thơ thậm chí sử học cũng đều tốn bao giấy mực. Nhan sắc của phụ nữ thời xưa nói chung và thậm chí là của các phi tần của vua chúa nói riêng luôn được nhắc đến và ngợi ca không tiếc lời. Cho đến ngày nay, vẫn luôn lưu truyền câu nói “đàn ông yêu bằng mắt”. Vậy nên có lẽ không ngoa khi nói rằng: nhan sắc và ngoại hình từ xưa đến nay vẫn luôn là một trong những điểm thu hút phái mạnh, và vẫn luôn được phụ nữ chú trọng trong công cuộc “giữ chồng”.

Sinh con để “giữ chồng”:

Rất nhiều bộ phim cung đấu dựng lên; bao trang báo sử đều có khai thác và phân tích về những câu chuyện hậu cung; về việc lựa chọn người sẽ lên ngôi vua sau này. Có thể thấy rằng; việc “sinh con nối dõi tông đường”; là quan niệm không chỉ ngày xưa mà cho đến ngày nay vẫn còn rất phổ biến. Không những thế mà còn được chồng và gia đình chồng hết mực xem trọng. Thế nên, vô hình chung, việc sinh con cũng trở thành một trong những điều để giữ chân chồng, nâng cao “giá trị” bản thân với người chồng.

Học cách “chiều” chồng:

Người vợ ngày xưa là hình ảnh; “nâng khăn sửa túi” thì người vợ ngày nay cũng “tề gia trị quốc”, ”chiều chồng chăm con”. Điều đó cho thấy người phụ nữ phải luôn học cách chiều chồng. Ở rất nhiều khía cạnh: nội trợ, đảm đang, thêu thùa may vá, cầm kỳ thi hoạ… Bên cạnh đó là cả những bí quyết; “chiều” chồng trong chuyện phòng the đều là những bí kíp để chồng quấn quít yêu quý không rời.

Vùi dập “kẻ thứ ba” từ trong trứng nước:

Không cần phải bàn cãi; đề tài “Người thứ ba” luôn luôn là đề tài nóng bỏng từ xưa đến nay. Nếu ngày nay báo chí, điện ảnh, phim truyền hình. Và các gameshow tốn không biết bao nhiêu giấy mực, thước phim về đề tài này. Trên các diễn đàn. Chị em rôm rả bàn tán và chia sẻ về những câu chuyện “con giáp thứ 13”. Thì ngày xưa chốn cung đình Việt Nam! cũng nổi tiếng bởi câu chuyện đánh ghen lịch sử. Của vị hoàng hậu có tài có sắc và giỏi ngoại giao; chăm con của Nam Phương hoàng hậu – vị hoàng hậu duy nhất của vua Bảo Đại. Có thể không ngoa khi nói rằng; không chỉ thời nay mà từ xưa tư tưởng một vợ một chồng; ghen chồng với người phụ nữ khác đã nhen nhóm trong lòng người vợ. Người phụ nữ không muốn chồng kề cận với bất kỳ phụ nữ nào; dù đó là vua một nước đi nữa.

nghệ thuật giữ chồng
nghệ thuật giữ chồng

Lấy lòng gia đình chồng:

Có lẽ văn hoá này đến như một lẽ dĩ nhiên; với tư tưởng con dâu phải hiếu thảo ba mẹ chồng, một lòng với chồng và nhà chồng từ xưa. Văn hoá tập tục nước ta đó là cưới chồng là gả đi; nàng dâu phải rời nhà mẹ đẻ để ở nhà chồng. Văn hoá này đến nay vẫn còn duy trì; thế nên việc “lấy lòng” nhà chồng cũng là một trong những điều khiến các bà vợ quan tâm. Tất cả để được sống yên ổn, êm đẹp; không xảy ra mâu thuẫn nơi nhà chồng vốn toàn những người xa lạ với mình.

Từ những ý trên. Có thể thấy rằng rất nhiều tư tưởng và cách giữ chồng từ xưa đến nay; căn bản chưa thay đổi quá nhiều. Để bàn sâu hơn về nghệ thuật giữ chồng, xin hãy đón đọc những bài viết tiếp theo tại duyendangspa.com nhé!

Theo: Phan Uyên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *