Bệnh tay chân miệng ở trẻ ngày càng nguy hiểm, bạn không nên chủ quan

benh-tay-chan-mieng-1

Số ca các bệnh tay chân miệng ngày càng tăng cao

Theo số liệu thống kê từ bộ Y tế, trong suốt 39 tuần kể từ đầu năm 2020, khu vực TP. Hồ Chí Minh ghi nhận đến 6.358 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Chỉ trong tuần thứ 39, có 640 ca bệnh được ghi nhận. Đây là con số cao nhất trong tất cả các tuần vừa qua. Thông tin đi kèm là số ca nhiễm bệnh trong tuần thời điểm đó đã tăng tại 19 trên tổng số 24 quận huyện của thành phố. Trong đó, có 4 quận nằm trong vùng cảnh báo cao. Đây là những số liệu đáng báo động mà chúng ta cần khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh dịch này tránh lây nhiễm tràn lan trên cộng đồng.

benh-tay-chan-mieng-4
Số ca mắc bệnh tay chân miệng tăng đáng kể

Tại TP Hà Nội, số liệu thống kê từ đầu tháng 7/2020 đến nay, số ca trẻ em đến khám vì bệnh tay chân miệng ghi nhận được tại Bệnh viện Nhi Trung ương liên tục tăng nhanh. Trong đó nhiều ca có diễn biến nặng.

Một số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng biến chứng nặng

Trưởng Khoa Nội tổng quát tại trung tâm Bệnh Nhiệt đới – TS. BS Đỗ Thiện Hải cho biết, thời điểm này có 71 bé đang điều trị nội trú tại điểm, đa số các em đều ở mức độ bệnh nặng. Đặc biệt là trường hợp của em T. (2 tuổi, ngụ tại Phúc Thọ, Hà Nội). Em nhập viện trong trạng thái tay chân run rẩy, cơ thể kích động, liên tục quấy khóc, kèm theo biểu hiện nôn trớ. Đội ngũ bác sĩ đã nhanh chóng chọc dịch não tủy, xét nghiệm và kết luận bệnh tay chân miệng của cháu đã dẫn đến biến chứng não.

Một trường hợp khác là bé A. (chỉ mới 13 tháng tuổi, cũng ngụ tại Hà Nội). Bé đã 3 lần nhiễm phải bệnh tay chân miệng. Người nhà bé cho hay, hai lần trước gia đình tự điều trị tại nhà cho bé và đều thành công. Tuy nhiên lần này, bé bị nặng hơn, liên tục sốt cao trong nhiều ngày liền. Giấy chẩn đoán bệnh đề cập bé bị bệnh tay chân miệng với mức độ 2B.

Bác sĩ Đỗ Thiện Hải cũng cho biết thêm, vào thời gian gần đây, mỗi ngày trung bình có từ 15 đến 20 bé nhập viện. Một số bé có dấu hiệu bệnh rõ rệt trong khi nhiều bé khác lại không rõ biểu hiện nên người nhà khó mà phát hiện. Nguy hiểm hơn là có nhiều ca bị biến chứng đến viêm não, viêm màng não, ảnh hưởng hệ thần kinh. Bác sĩ khẳng định số trường hợp bị biến chứng do mắc phải tay chân miệng trong năm 2020 nhiều hơn hẵn so với các năm trước.

Dấu hiệu nhận biết bé mắc bệnh tay chân miệng

Bác sĩ Lê Thu Phương thuộc khoa Nhi – Sơ sinh của bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec TP Hạ Long trò chuyện rằng rất dễ nhận biết các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ. Nó bao gồm một số biểu hiện cơ bản sau:

Sốt: Bé thường sốt nhẹ hoặc đôi khi sốt cao. Khi bé sốt cao liên tục mà không đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt chính là báo động đỏ của bệnh nặng.

benh-tay-chan-mieng-2
Sốt là dấu hiệu dễ nhận biết bệnh tay chân miệng

Tổn thương vùng da: Tại các vị trí như họng, quanh mép, lòng bàn chân, lòng bàn tay, vùng mông, hai bên đầu gối,… của bé xuất hiện các mụn nước, mẩn đỏ.

Một số bé quấy khóc do đau miệng: bé thường lười ăn, buồn nôn, nước bọt tiết nhiều hơn, thường tiêu chảy, trạng thái mệt mỏi,…

Khi phát hiện bé có các dấu hiệu trên, gia đình nên sớm đưa con đến các cơ sở y tế tin cậy gần nhất để sớm nhận biết bệnh vè điều trị kịp thời. Nên đưa bé đến các khoa chuyên bệnh truyền nhiễm trẻ em và bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn rõ hơn hơn về cách chăm sóc, giám sát và phát hiện dấu hiệu khi bệnh nặng lên để điều trị kịp thời, tránh biến chứng nghiêm trọng.

Nhận biết dấu hiệu bệnh có biến chứng nặng

Bé liên tục quấy khóc kéo dài: và thậm chí là cả đêm không ngủ. Cứ khoảng 20 phút thì bé lại cựa quậy, tỉnh giấc rồi quấy khóc. Nhiều phụ huynh thường biện hộ là do trẻ bị nhiệt miệng, có các nốt trắng trong miệng làm đau bé. Nhưng thực tế điều nàu không hoàn toàn đúng. Bởi vì đó có thể là dấu hiệu ban đầu của biến chứng nhiễm độc thần kinh vì bệnh tay chân miệng.

Sốt cao liên tục: Bé liên tục bị sốt cao từ 38,5 độ C trở lên kéo dài suốt 48 giờ trong khi không phản ứng với thuốc hạ sốt như paracetamol. Quá trình lây lan viêm nhiễm rất nhanh trong cơ thể, dễ dẫn đến tình trạng biến chứng nhiễm độc hệ thần kinh. Lúc này, phụ huynh nên cho bé uống một loại thuốc hạ sốt khác có chứa Ibuprofen.

Giật mình thường xuyên: Nếu bé bị giật mình thì đây là một trong các dấu hiệu phổ biến của biến chứng nhiễm độc thần kinh. Hãy chú ý nhận biết triệu chứng này không chỉ khi bé đang ngủ mà còn ngay cả lúc trẻ chơi. Đồng thời hãy ghi nhớ số lần giật mình của bé có tăng lên theo thời gian hay không.

Nguyên tắc cơ bản phòng bệnh tay chân miệng

Hãy nhắc bé rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, và bất kỳ lúc nào bạn cảm thấy tay bé đã tiếp xúc với nhiều vi khuẩn. Và bạn cũng phải thực hiện hành động này, nhất là khi bạn chuẩn bị cho con bú hay sau khi thay tả cho con.

Chế độ ăn uống hợp vệ sinh: Hãy thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi thật nghiêm túc. Các vật dụng ăn uống cũng phải được rửa sạch trước khi dùng để tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Tốt nhất là bạn nên ngâm hoặc tráng chúng với nước sôi. Bên cạnh đó hãy đảm bảo nguồn nước mà bạn sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày là sạch. Hãy hạn chế tối đa mớm cơm cho bé; tránh để bé ngậm đồ chơi hay dùng tay bốc thức ăn, mút ngón tay. Sẽ là tốt hơn nếu bạn cho trẻ dùng bộ khăn tay, khăn ăn, bộ dụng cụ ăn uống như bát, đĩa, cốc, thìa,… riêng biệt.

benh-tay-chan-mieng-3
Ăn uống khoa học là một trong những cách phòng chống tay chân miệng

Thường xuyên làm sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Phòng ngừa lây nhiễm tay chân miệng

Tuyệt đối không cho bé tiếp xúc gần với người đang bệnh hoặc cho dù chỉ là nghi ngờ nhiễm bệnh.

Chủ động cách ly tại nhà nếu bé bệnh: Hãy nhớ rằng không đưa con bạn đến trường học, nhà trẻ, hoặc những địa điểm tập trung nhiều người, nhất là trong giai đoạn đầu của bệnh (thường từ 10 đến 14 ngày đầu).

Nguồn tham khảo: Eva.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *