Nâng cao chất lượng Đào tạo nhân lực đại học ngành du lịch

Đào tọa ngành du lịch mỗi nơi mỗi khác

Vào ngày 30 tháng 10 vừa qua, Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi Tọa đàm xin ý kiến đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường năng lực cho các cơ sở giáo dục đại học về du lịch nhằm tạo giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực đại học ngành du lịch. Sự kiện do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức.

Tại đây, nhiều vấn đề còn bất cập ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo đại học ngành du lịch cũng như những băn khoăn trong dự thảo Đề án được các nhà lãnh đạo, chuyên gia và các giảng viên nêu ra đã góp phần rất nhiều để cải tiến chất lượng giáo dục ngành du lịch tại các cơ sở đào tạo đại học.
Đào tọa ngành du lịch mỗi nơi mỗi khác
Đào tọa ngành du lịch mỗi nơi mỗi khác

Triển khai áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo ngành du lịch

Theo thông tin Bộ GD&ĐT đưa ra, tính đến nay, cả nước có khoảng 108 cơ sở GD&ĐT có đào tạo các ngành đáp ứng nhu cầu nhân lực đại học ngành du lịch (bao gồm 70 cơ sở đào tạo công lập và 38 cơ sở ngoài công lập). Tuy nhiên, chỉ có 31 trường trong số đó đã triển khai áp dụng cơ chế đào tạo đặc thù về du lịch. Mạng lưới cơ sở GDĐT phân bố chưa hợp lí, phần lớn chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Hơn nữa, quyền quản lý nhà nước về tài nguyên du lich đang thuộc của nhiều chủ thể, công tác quản lý về tài nguyên du lịch không thống nhất.

Đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học hiện nay mới chỉ đạt 40-50% theo số liệu trong Đề án “Nghiên cứu nhu cầu du lịch để xác định quy mô, ngành nghề đào tạo trong lĩnh vực du lịch đến năm 2025, tầm nhìn 2030” đã được phê duyệt.

Thông qua dự thảo đổi mới cơ chế hoạt động cho các cơ sở giáo dục đại học về du lịch

Trước những kết quả chưa được như mong đợi chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, cũng như còn nhiều hạn chế trong đào tạo đại học về du lịch được trình bày trong hội thảo thì Đề án của Bộ đề ra lúc này là rất cần thiết.

Chủ trì buổi Tọa đàm, TS. Phạm Như Nghệ – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học đã thông qua Dự thảo Đề án” đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường năng lực cho các cơ sở giáo dục đại học về du lịch”. Qua đó, dự thảo cho biết Bộ GD&ĐT sẽ là cơ quan đầu mối xây dựng, thực hiện kế hoạch tổng thể và hằng năm triển khai Đề án, phối hợp với Bộ VHTTDL, Bộ Tài chính cùng các Bộ, ngành liên quan và các cơ sở giáo dục đào tạo trình độ ĐH về du lịch; mục tiêu đề ra đến năm 2025 có 50% nhân lực phục vụ ngành du lịch có trình độ ĐH trở lên, 30% giảng viên tham gia giảng dạy các ngành về du lịch bậc ĐH có trình độ từ tiến sĩ trở lên…

Nâng cao chất lượng ngành du lịch
Nâng cao chất lượng ngành du lịch

Đóng góp từ các lãnh đạo, chuyên gia

Qua việc đánh giá triển khai cơ chế đặc thù nguồn nhân lực ngành du lịch trình độ đại học, các chuyên gia, giảng viên đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong việc chỉ ra những vấn đề bất cập dẫn đến kết quả không như mong muốn cũng như bày tỏ những băn khoăn, vướng mắc để xây dựng hoàn thiện Đề án, hướng đến hoàn thiện, nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo đại học du lịch.

Tọa đàm đổi mới cơ chế hoạt động ngành du lịch
Tọa đàm đổi mới cơ chế hoạt động ngành du lịch

Ý kiến về Thực hiện tái cấu trúc chương trình đào tạo nhân lưc

Theo TS Trần Văn Thông –Trưởng khoa Quản trị du lịch Nhà hàng-Khách sạn Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM, chương trình đào tạo của nhiều trường vẫn rất yếu và mỏng, để thực hiện tái cấu trúc chương trình, nghĩa là giảm 80% kiến thức lý thuyết như hiện nay xuống còn 50% sẽ rất khó vì trên thực tế, nhiều giảng viên đang lạc hậu cả về lý thuyết lẫn thực hành. Bên cạnh đó, đa số các ĐH đều phải “dạy chay”, vì thế việc chuyển sang giảng dạy thực hành sẽ là một bài toán khó.

Chỉ tiêu 50% nhân lực đại học ngành du lịch

Đánh giá về các chỉ tiêu này của dự thảo Đề án, một số trường cho rằng du lịch đang cần nguồn nhân lực trực tiếp làm việc, do vậy việc đặt ra chỉ tiêu 50% có trình độ ĐH là chưa cần thiết. “GD&ĐT Việt Nam đang rơi vào tình trạng thừa thầy thiếu thợ, do vậy, cần cân đối lại tỉ trọng trình độ trong đào tạo cho phù hợp với thực tế”, một trường ĐH nêu ý kiến.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nha Trang Quách Hoài Nam cho rằng, du lịch là một ngành đặc thù, vì vậy mà việc xây dựng cơ chế hoạt động và tăng cường năng lực đào tạo cho các cơ sở đào tạo du lịch cũng cần tính toán đến yếu tố đặc thù này.

Tăng cường đào tạo nhân lực cho ngành du lịch
Tăng cường đào tạo nhân lực cho ngành du lịch

Đề án cần gắn trách nhiệm và tạo lợi ích cho doanh nghiệp đồng hành cùng nhà trường

Theo các trường, việc gắn kết nhà trường và doanh nghiệp là xu hướng đúng và cần cho việc nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu không “quen biết” với các doanh nghiệp thì rất khó để đưa sinh viên đến thực tập và thực hành. “Do vậy, Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch và Hiệp hội Du lịch Việt Nam có thể hỗ trợ các trường ĐH trong việc kết nối, gắn trách nhiệm để các doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên đến thực tập”, ông Trần Văn Thông đề xuất.

Liên quan đến băn khoăn này, TS Vũ Văn Đông, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng, Đề án cần tính đến lợi ích của doanh nghiệp là gì khi họ đồng hành cùng nhà trường. Mặc dù, sinh viên là nhân lực cần là để các doanh nghiệp sử dụng, nhưng để họ có động lực và sẵn sàng tiếp nhận sinh viên thì cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp.

Vẫn còn một số bất cập trong đào tạo du lịch cần được có phương án thay đổi

Trưởng Khoa Du lịch của Trường ĐH Văn hóa TP.HCM là một thành viên Đề án, nêu ra một số vấn đề bất cập trong đào tạo du lịch trình độ ĐH hiện nay. Điển hình như các trường không thể sử dụng chương trình đào tạo của nhau bởi tên học phần không giống nhau trong khi hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều trường đào tạo du lịch; có những trường đặt tên ngành giống nhau nhưng mỗi nơi dạy mỗi kiểu khác nhau. Do vậy, theo Thầy Phương, cần rà soát lại mã ngành để thống nhất tên gọi, cần có một chương trình đào tạo chuẩn hoặc hình thành được một ĐH chuẩn về đào tạo nhân lực ngành du lịch tạo tấm gương để các trường khác học tập, tránh trường hợp “trăm hoa đua nở” như hiện nay.

Nguồn: Baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *