Những triết lý gia đình quý báu từ bộ phim “Về nhà đi con”

poster về nhà đi con

Có rất nhiều bộ phim được làm xoay quanh về vấn đề gia đình. Nhưng “Về nhà đi con” lại là bộ phim “vàng” và hot nhất năm 2020 về đề tài này. Bộ phim đã tạo một dấu ấn trong làng điện ảnh nước nhà. Để có được sự thành công vang dội như vậy, không thể không kể đến tài diễn xuất của các diễn viên tham gia. Từ những tên tuổi gạo cội cho đến những cái tên còn lạ lẫm với khán giả, công chúng. Họ đã thổi cái hồn cho nhân vật của chính mình. Thông qua đó cũng đã để lại nhiều bài học về gia đình vô giá. Hãy cùng điểm lại những triết lý vàng được đề cập trong phim trong bài viết này.

triết lý gia đình trong phim về nhà đi con

Hạnh phúc của con cái trong gia đình là trên hết

Theo như NSND Hoàng Dũng chia sẻ: Cảnh diễn mà tôi xúc động nhất là cảnh khi cuộc hôn nhân của Thư và Vũ bị đổ vỡ. Lúc ấy bố và Thư ôm nhau khóc ngoài cửa gia đình nhà chồng. NSƯT Trung Anh và Bảo Thanh đã diễn rất ăn ý và tôi nghĩ khó có nghệ sĩ nào diễn tả hay hơn họ. Tình tiết đó cũng nêu bật chủ đề tư tưởng của bộ phim. Đó là cha mẹ bao giờ cũng giang rộng cánh tay đón các con của mình những lúc thành công cũng như cả thất bại.

Nhân vật người bố trong bộ phim

Hai ông bố trong Về Nhà Đi Con đại diện cho hai trường phái dạy con khác nhau. Đúng kiểu cha giàu – cha nghèo trong những quyển sách dạy con làm giàu thường hay nhắc tới. Ông Luật là người cha kinh doanh, tức là cha giàu lúc nào cũng tỉnh táo và giữ đầu óc lạnh. Ngược lại, ông Sơn là người cha tình cảm. Ông dạy dỗ các con bằng tình thương, sự ấm áp của người cha. Mỗi người một kiểu. Và vấn đề họ luôn là chỗ dựa an toàn nhất cho con về cả tinh thần, vật chất.

người bố trong gia đình

Cảm nghĩ về vai diễn của mình của NSND Hoàng Dũng 

Tôi cũng rất thích nhân vật của mình. Ông bố chồng Luật khi biết chuyện của vợ chồng con trai. Ông cũng hi vọng biết đâu khi có con, vợ chồng Vũ – Thư sẽ thay đổi. Chắc hẳn khi xem phim Về nhà đi con sẽ nhiều người mơ ước có được những ông bố, bà mẹ như mẫu nhân vật trong phim. Cách hành xử của nhân vật là rất logic với cuộc sống của các gia đình hiện nay. Chắc chắn khi xem bộ phim này, các bậc phụ huynh cũng sẽ đúc rút ra nhiều kinh nghiệm. Dù là về trách nhiệm với con cái hay con cái cũng sẽ hiểu lòng cha mẹ hơn mà sống có trách nhiệm hơn.

Tiền quan trọng nhưng không phải là tất cả

Sau đây là góc nhìn của NSƯT Trung Anh về bộ phim. Tôi rất xúc động với cách hành xử của Khải. Khi anh mang trả lại 700 triệu đồng cho gia đình ông Sơn. Hay việc Thư nhận 3 tỉ trong hợp đồng hôn nhân với Vũ. Để rồi lại dùng số tiền đó lén đầu tư lại cho Vũ ở CLB mô tô. Rõ ràng đồng tiền không phải lúc nào cũng chi phối tất cả mọi mối quan hệ, làm con người mất đi nhân cách và giá trị của mình.

Những điều gây bất ngờ ở một bộ phim gia đình 

Khán giả bất ngờ khi Khải không dùng số tiền của gia đình ông Sơn đó để mua tự do cho mình mà chấp nhận vào tù. Cũng càng bất ngờ khi Thư, một cô gái thực dụng, luôn rạch ròi trong chuyện tiền nong lại làm như vậy. Tôi cảm thấy các nhân vật như Khải, Thư được xây dựng rất đời thường, rất chân thật. Cách hành xử của họ trong mối quan hệ vợ chồng là điều đáng để mọi người phải suy ngẫm. Trong phim có nhiều tuyến nhân vật, kể cả những nhân vật phụ như Uyên – vợ Thành. Khi biết chồng mình còn lưu luyến với người yêu cũ. Cách ghen tuông và ứng xử của Uyên rất văn minh. Chính điều đó mới làm chồng mình cảm thấy có lỗi, cần phải thay đổi.

triết lý gia đình của nghệ sỹ Trung Anh

Một chút cảm nhận sâu sắc của NSƯT Trung Anh

Khi tham gia bộ phim này, chúng tôi cũng không nghĩ rằng lại được khán giả đón nhận nồng nhiệt như vậy. Bởi lẽ phim được viết lại từ kịch bản của bộ phim Khi đàn ông góa vợ bật khóc. Ngay cả tôi và các bạn diễn cũng không thể ngờ rằng mình bị cuốn theo sức hút và sức hấp dẫn khi tham gia đến vậy. Có những cảnh diễn khi nhân vật ông Sơn phát hiện ra Vũ đi với gái vào sinh nhật của con. Khi quay trở lại ngồi ăn với các con ông đã phải nuốt nước mắt để cố vui vẻ. Hay cảnh diễn ông Sơn ôm Thư khóc trước cửa nhà ông bà thông gia. Khi phát lại những cảnh này, tôi đã không dám xem lại lần nữa. Vì những cảnh diễn đó quá ám ảnh đối với mình.

Người con dâu nào trong gia đình cũng mong muốn chung sống hòa thuận với mẹ chồng của mình 

Nghệ sĩ Bảo Thanh có một chút chia sẻ về bộ phim cũng như vai diễn của mình như sau. Tôi thấy thương nhất là nhân vật bà Giang, mẹ chồng của Thư. Đặc biệt là cảnh bà Giang chạy ra nhìn theo taxi của con dâu và cháu. Khi Thư bỏ về nhà, bà chỉ biết khóc mà không nói được câu nào. Cảnh diễn đó cô Ngân Quỳnh thể hiện vai bà Giang rất hay. Tôi cũng như khán giả đều thấy ở bà Giang một mẫu phụ nữ của gia đình Việt. Bà vừa làm tốt bổn phận người vợ của mình vừa làm tốt vai trò của một mẹ chồng mà cư dân gọi là “mẹ chồng quốc dân”.

nghệ sỹ bảo thanh trong bộ phim gia đình "về nhà đi con"

Bất cứ cô con dâu nào cũng đều ao ước có được một bà mẹ chồng như vậy. Biết con dâu cũng có sai lầm khi ký hợp đồng hôn nhân làm vợ hờ của con trai mình nhưng bà không trách mắng. Bà biết Thư còn trẻ người non dạ. Bà luôn là người vun đắp tình cảm cho con dâu và con trai. Mẫu nhân vật mẹ chồng như bà Giang điển hình cho tính cách của người phụ nữ Việt Nam. Họ luôn đảm đang và chu đáo trong việc chăm chồng chăm con.

Tôi cũng có con trai và sau này cũng sẽ làm mẹ chồng. Nhân vật bà Giang là một nhân vật đáng để tôi và nhiều người học tập. Điều thành công của bộ phim đó là phản ánh chân thật các mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. Trừ nhân vật bà mẹ chồng có phần hoàn hảo, các nhân vật trong phim ai cũng có mặt tốt, mặt xấu. Khán giả đều thấy chút ít bóng dáng của mình, của người thân trong bộ phim này. Qua cách suy nghĩ và hành xử của các nhân vật, mỗi người tự học hỏi được một điều gì đó. Từ đó, giúp hoàn thiện cho bản thân để cuộc sống gia đình trở nên tốt đẹp hơn.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này. Để theo dõi nhiều bài viết khác hay hơn, mời các bạn truy cập Duyên Dáng Spa. Chúc các bạn nhiều sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống!

Trích dẫn từ Baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *