Viêm kết mạc nguy hiểm như thế nào với trẻ em?

viem-ket-mac-2

Bé chảy máu ở mắt vì bị viêm kết mạc

Một bệnh viện ở Đài Trung – Đài Loan cho biết, họ từng tiếp nhận một cậu bé 2 tuổi cấp cứu trong tình trạng mắt chảy máu nhiều (có thể hình dung đến việc khóc ra máu). Người nhà cho biết, vì bé trai thấy bị ngứa ở mắt bên trái. Em thấy khó chịu vô cùng nên đã lấy tay liên tục dụi mạnh vào mắt. Chỉ một chút sau đó, mắt trái của em bắt đầu rướm má. Em chạy vào nhà nói với mẹ. Nhận thấy máu chảy mỗi lúc một nhiều hơn, lo sợ để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực của con, người mẹ đưa bé đến bệnh viện gần nhà ngay sau đó. Em đã bị viêm kết mạc.

Thông qua vài bước khám mắt, các bác sĩ bước đầu kết luận bé trai có giả mạc ở mắt gây khó chịu, đồng thời bị viêm kết mạc xuất huyết. Ở mắt, giả mạc là màng có màu trắng đục. Bạn có thể nhìn thấy màng giả mạc ở mặt sau của mí mắt khi lật mí lên. Khi đó, bệnh đau mắt đỏ (còn gọi là viêm kết mạc) có giả mạc, thực chất là viêm kết mạc mức độ nặng.

viem-ket-mac-1
Mô tả bệnh viêm kết mạc

Điều trị viêm kết mạc và giả mạc cho bé

Trưởng Khoa Nhãn khoa ở Bệnh viện Đa khoa Trẻ em – Bác sĩ Chen Peiren cho biết, sau khi hiểu rõ nguyên nhân sự việc, các bác sĩ đã thực hiện phương pháp gây mê mắt trái rồi tiến hành tháo lớp giả mạc ra. Sau đó, em điều trị bằng thuốc uống và thuốc nhỏ mắt. Sau một thời gian ngắn, sức khỏe mắt của bé trai đã ổn hơn rất nhiều. Giả mạc hay triệu chứng ngứa mắt cũng không còn nữa.

“Có thể cậu bé đã bị lây nhiễm từ người bố.”, – bác sĩ Chen Peiren nói.

Nguyên nhân là trước đây, bố của em cũng từng bị viêm kết mạc. Bệnh xuất hiện nhiều lần ở cả mắt trái lẫn mắt phải. Khả năng cao là virus bệnh đã dinh vào tay người cha. Qua một vài tiếp xúc, virus truyền qua tay cậu bé. Và chúng đã bám lên mắt cậu khi cậu đưa lên dụi mắt. Khi hỏi về tại sao bố của bé không có các triệu chứng chảy máu như vậy, còn bé thì có. Câu trả lời rằng khả năng kháng bệnh của bé còn yếu. Do đó bất kì một tác nhân gây bệnh nào đều có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn khi xâm nhập vào cơ thể bé.

Biến chứng khó lường của viêm kết mạc kéo dài

Bạn sẽ thấy quen thuộc hơn với tên gọi đau mắt đỏ thay vì viêm kết mạc cấp tính. Bệnh do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc lậu cầu xâm nhập và tấn công vào mắt. Đây là loại bệnh cực kỳ dễ lây nhiễm trong 2 tuần sau khi bị nhiễm trùng. Một trong những biến chứng nguy hiểm của nó là xuất huyết ở màng cứng.

Thông thường, bệnh viêm kết mạc cấp tính kéo dài trong  7 đến 10 ngày. Nó cũng tương tự như bệnh cảm lạnh. Cho dù không uống thuốc, nhiều người đều có thể tự khỏi. Hoặc chỉ đơn giản là nhỏ dung dịch vệ sinh mắt thường xuyên.

Nhưng một vài trường hợp khi có sức đề kháng yếu mà bệnh lại không được điều trị kịp thời, một số biến chứng sẽ tiềm tàng. Vi-rút có thể sinh sôi, đào thải chất độc gây ra hiện tượng niêm mạc giả. Khi mắc phải trường hợp này, lớp niêm mạc giả cần được làm sạch càng sớm càng tốt. Kéo dài lâu ngày sẽ để lại sẹo trên kết mạc mắt.

Sẽ như thế nào nếu bệnh viêm kết mạc kéo dài?

Khi mắt bị tiết dịch vàng nhiều, thường bác sĩ sẽ kê cho người bệnh dung dịch kháng khuẩn, chống viêm, kháng sinh. Các bác sĩ giải thích rằng đa số các ca bệnh viêm kết mạc cấp tính đều được chữa lành trong khoảng 2 tuần. Những trường hợp ngoại lệ, khi bệnh kéo dài sẽ là nguyên nhân gây ra viêm giác mạc. Biến chứng này thường kéo dài đến vài tháng. Càng lâu, một số rủi ro sẽ đến như chứng sợ ánh sáng hay mất thị lực.

Phòng ngừa đau mắt đỏ (viêm kết mạc) như thế nào?

Một số cách để phòng tránh bệnh viêm giác mạc như sau: tránh tiếp xúc gần với người bị đau mắt đỏ; không tự ý dụi mắt khi tay chưa được làm sạch; đặc biệt không dùng chung dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với mắt như khăn mặt, mắt kính,… Bên cạnh đó, hãy thường xuyên rửa tay sạch với xà phòng. Ngoài ra, sau khi bơi ở các bể bơi công cộng, bạn nên dùng thuốc nhỏ mắt để làm vệ sinh cho mắt, tránh nhiễm trùng.

viem-ket-mac-3
Vệ sinh cho mắt sau khi tiếp xúc với bụi bẩn

Đối với trẻ em là đối tượng nhạy cảm, hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng lại còn chưa thực sự mạnh. Do đó, đây là đối tượng dễ xảy ra biến chứng khi mắc bệnh viêm giác mạc kéo dài. Nhiệm vụ quan trọng nhất là người thân của các em cần giữ cho con em lối sống sạch sẽ, sinh hoạt hợp vệ sinh. Trong nhà cũng nên có sẵn một vài lọ thuôc nhỏ mắt nhằm vệ sinh cho mắt sạch sẽ sau khi đi ngoài đường bụi về, sau khi tụ tập ở nơi đông người,…

Nguồn tham khảo: Eva.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *