Vitamin K và độ quan trọng đối với sức khỏe toàn diện của trẻ nhỏ

vitamin-K-1

Dấu hiệu ban đầu của trẻ thiếu vitamin K

Theo nhiều nguồn tin tức, vào khoảng tháng 5, một người mẹ phát hiện điều kinh hoàng. Trên đầu lưỡi của bé gái 2 tháng tuổi của mình bỗng nhiên bị chảy máu. Người phụ nữ đưa con đến khám tại bệnh viện nhân dân thành phố Thanh Viễn, thuộc Quảng Đông – Trung Quốc. Lúc này lưỡi bé vẫn chảy máu liên tục trong 3 ngày tới. Phó Khoa Nhi – bác sĩ Đới Nhữ Quân cho biết, sau khi tiến hành xét nghiệm, siêu âm, chụp CT, các bác sĩ nhận thấy các vi mạch trong bộ não của bé có dấu hiệu bị xuất huyết. Bác sĩ cũng đồng thời nhận ra chức năng đông máu cũng có vấn đề. Bước đầu kết luận, bé bị thiếu vitamin K.

Đừng nghe theo mọi lời khuyên truyền miệng khi chăm con nhỏ

Sau trường hợp của bé gái 2 tháng tuổi, sau đó không lâu, bệnh viện tiếp nhận một trường hợp khác với triệu chứng tương tự. Tìm hiểu kỹ hơn, các bác sĩ mới ngộ được sự thật. Ở vùng địa phương nơi các bệnh nhi sinh sống có phong tục truyền miệng rằng phụ nữ khi sinh vừa sinh con xong thì trong suốt quá trình ở cữ, họ phải tránh ăn rau xanh. Nhiều người già còn cho rằng, ăn rau xanh trong điều kiện trời lạnh khi đang ở cữ vừa gây tiêu chảy cho bé sơ sinh, vừa khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, sức khỏe chậm phục hồi.

Nghe theo lời khuyên vô căn cứ này, tại vùng đấy đa số các bà mẹ này đều thiếu chất rau suốt thời gian ở cữ của mình. Phong tục này dần dẫn đến tình trạng bé sơ sinh bị thiếu vitamin K. Đó là nguyên nhân gây ra triệu chứng máu khó đông bất thường ở trẻ, điển hình là trường hợp của bệnh nhi trên.

Thể chất của bé cũng là nguyên nhân gây nên thiếu hụt vitamin K

Bác sĩ Đới cũng cho biết thêm, sự thật, không phải bà mẹ nào không ăn rau xanh suốt quá trình ở cữ đều sẽ dẫn đến trường hợp con nhỏ bị xuất huyết não. Bởi điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự nhạy cảm và phản ứng của bé. Bạn cần biết được sự quan trọng của rau xanh trong tiêu hóa và sức khỏe nói chung mà hãy sớm loại bỏ thói quen thiếu khoa học này.

Vai trò của vitamin K trong sự phát triển của bé

Với quá trình đông máu, vitamin K đóng vai trò tối quan trọng. Nó giúp ngăn ngừa trạng thái máu khó đông hay mất máu quá nhiều. Đây là một loại vitamin khó được bổ sung như nhiều loại vitamin phổ biến khác (A, B, C, D,…). Trong khi đó, hầu hết lượng vitamin K được cung cấp thông qua thực phẩm ăn mỗi ngày. Nhiều tài liệu chứng minh rằng vitamin K các dạng có trong nhiều loại rau rủ có lá màu xanh đậm như: bông cải xanh, măng tây, rau chân vịt,… cùng một số loại đậu và nhiều dòng rau củ khác. Người ta cũng có thể tìm thấy nhiều vitamin K có trong các loại trứng, phomat, thịt, và hầu hết chúng được tổng hợp bởi các lợi khuẩn.

vitamin-K-2
Vitamin K rất quan trọng trong cầm máu, đông máu

Sẽ như thế nào nếu thiếu vitamin K trong máu?

Trẻ nhỏ nếu không có đủ hàm lượng vitamin K cần thiết có thể đứng gần với nguy cơ chảy máu không ngừng khi bị đứt tay, trầy xước, nhổ răng,… Vì lí do này, thông thường, em bé sau khi sinh được vài ngày sẽ được tiêm một liều vitamin K. Nếu thiếu, bé sẽ dễ đối mặt với trạng thái bị bầm da xuất huyết ở gốc rốn, mũi, miệng, đặc biệt là xuất huyết não, ít nhiều có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Như đã nói ở trên, vitamin K có vai trò rất quan trọng với quá trình cầm máu, đông máu, ngăn ngừa mất nhiều máu ở trẻ em. Đông máu trong y học được gọi là hiện tượng máu vón cục. Đông máu cũng giữ vai trò cực kỳ quan trọng như chức năng chống đông máu. Cả hai chức năng này đều vô cùng cần thiết vì nó hỗ trợ duy trì trạng thái ổn định và gia tăng hiệu quả của quá trình lưu thông máu.

Khi trẻ bị thiếu hụt vitamin K hay thiếu đi các yếu tố giúp đông máu có nguồn gốc từ vitamin K, lí do có thể là vì một số bệnh lý liên quan đến gan trong thai kỳ trước đây. Cũng có thể vì chức năng gan của trẻ nhỏ còn chưa hoàn thiện, từ đó tình trạng xuất huyết xảy ra ở một số trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.

Làm sao để cung cấp đủ vitamin K cho bé?

Nhằm đảm bảo cung cấp đủ vitamin K cho bé trong thời gian thai kỳ, các bà mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống thật khoa học với đầy đủ cá, tôm, thịt, ốc, cua, ếch. Đặc biệt là bổ sung nhiều rau xanh, các loại hoa quả tươi cũng như chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lí, nhẹ nhàng.

Bên cạnh đó, các mẹ có thể tự dự phòng vitamin K cho trẻ nhỏ khoảng 3 lần đường uống tại nhà; hoặc tốt hơn hết là tiêm bổ sung 1 lần sau khi bé chào đời. Đối với trẻ sơ sinh, các chuyên gia khuyến cáo nên 100% thực hiện tiêm bắp. Với trẻ nặng trên 1,5kg, liều lượng hợp lí là là 1mg vitamin K. Khi bé nặng từ 1.5kg trở xuống, có thể bổ sung liều tiêm bắp với 0,5mg.

Tiêm Vitamin K cho trẻ khi chào đời là cần thiết

Hãy nhớ rằng, không nên tự tiện mua vitamin K đường uống và tự bổ sung cho bé. Bởi hàm lượng vitamin K thế nào phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng của bé. Biện pháp tốt nhất là tuân thủ đúng chỉ định của người có chuyên môn cao.

Nguồn tham khảo: Eva.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *