Vitamin B1: Liệu bé nhà bạn có đang thiếu loại vitamin quan trọng này không?

vitamin-b1-3

Vitamin B1 là gì?

Vitamin B1, tên khoa học là thiamine. Loại vitamin này giúp cơ thể chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng. Ngoài ra, nó cũng góp phần quan trọng trong chuyển hóa glucose. Đồng thời giữ vai trò thiết yếu để tối ưu hóa chức năng của hệ thần kinh, tuần hoàn và các cơ.

Các vitamin gốc B đều có thể hòa tan trong nước. Chúng sẽ được vận chuyển trong máu. Do đó, nếu cơ thể không thể hấp thụ loại vitamin này vì một lí do nào đó, hoặc có dấu hiệu dư thừa vitamin B1, chúng sẽ được loại bỏ qua hệ bài tiết và đào thải ra ngoài bởi nước tiểu.

Tác dụng của vitamin B1

Vitamin B1 giúp cơ thể kháng lại các biến chứng thường xảy ra ở não bộ, hệ thần kinh, cơ tim, cơ bắp, ruột và dạ dày. Nó cũng đồng thời tác động tới đến điện giải ra vào các tế bào cơ. Đôi khi các vitamin gốc B được cho là loại vitamin chống căng thẳng. Một phần là bởi chúng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là khi có vấn đề về tâm lí.

Với trẻ em, làm lượng vitamin B1 tối thiểu mỗi ngày là 1.4 mg. Ở người lớn, con số này giảm xuống còn 1.1 mg với nữ và 1.2 mg với nam. Đây là thông tin được khuyến nghị bởi RDA Hoa Kỳ. Như vậy đủ thấy loại vitamin này quan trọng như thế nào với trẻ nhỏ.

Những tình huống bé cần bổ sung vitamin gốc B

– Bé có các bệnh về dây thần kinh ngoại biên

– Phòng ngừa các bệnh như beriberi, bệnh lý về rối loạn tim, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh

– Tăng cường sinh lực đối với các bé hay vận động nhiều

– Bé bị viêm loét dạ dày, đại tràng, lười an, tiêu chảy kéo dài,…

– Những trường hợp bệnh nhi đang hôn mê

Một số trường hợp khác cũng cần bổ sung vitamin B1

– Trẻ mắc bệnh AIDS

– Trẻ có vấn đề về viêm loét các cơ quan tiêu hóa

– Bé có các bệnh lý về mắt – bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và các vấn đề về thị lực khác,…

– Trẻ bị tiểu não

– Bé bị thừa cân, béo phì, tiểu đường

– Trẻ hay bị căng thẳng, mệt mỏi

– Trẻ có tiền sử bệnh tim

– Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu

– Người có các bệnh về thận, bệnh tiểu đường loại 2

– Những đứa bé hay bị say tàu xe.

Dấu hiệu của việc thiếu vitamin B1 ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng cần được bổ sung đầy đủ mọi dưỡng chất mới làm tiền đề vững chắc cho sự tăng trưởng nhanh. Việc thiếu hụt vitamin B1 rất dễ dẫn đến beriberi. Đây là tình trạng các dây thần kinh ngoại biên có vấn đề và thực hiện chức năng loạn xạ. Những dấu hiệu sau đây sẽ góp phần giúp bạn biết được liệu bé nhà mình có đang bị thiếu vitamin B1 hay không.

– Bé thường chán ăn, tăng cân chậm, thậm chí là sút cân

–  Một vài vấn đề về tâm thần xuất hiện như nhầm lẫn, hay quên và mất trí nhớ trong thời gian ngắn

– Cơ bắp yếu ớt, kém săn chắc

– Một số vấn đề về tim mạch cũng xuất hiện, bao gồm mở rộng trái tim,…

vitamin-b1-2
Bé lười ăn là dấu hiệu thiếu vitamin trầm trọng

Những đứa trẻ nào thường có khả năng thiếu vitamin B1?

Với những đứa trẻ có chế độ dinh dưỡng kém, tiền sử ung thư, từng phẫu thuật (ruột thừa, van tim,….) đều đối mặt với nguy cơ cao bị thiếu vitamin B1.

– Những đứa bé có chế độ dinh dưỡng kém

– Những bé có tiền sử mắc các bệnh ung thư

– Bé bị ảnh hưởng từ giai đoạn thai kỳ của người mẹ vì ăn uống thiếu chất, hay ốm nghén, mệt mỏi

– Bé mới qua phẫu thuật gần đây (ruột thừa, van tim,…)

– Bé không may bị lây nhiễm HIV-AIDS

Một số thực phẩm giàu vitamin B1

Bởi vì lượng thừa vitamin B1 không thể lưu trữ lâu trong cơ thể nên người ta cần phải dung nạp liên tục. Sẽ là rất có ích nếu bạn biết vitamin B1 có trong những thực phẩm để có thể cung cấp kịp thời cho các con.

Những loại thực phẩm vừa dễ tìm vừa giàu vitamin B1

– Các loại cá, thịt, ngũ cốc và trứng đều là nguồn thực phẩm giàu vitamin các loại.

– Các loại rau củ và trái cây tươi: Cải xoăn, khoai tây, súp lơ, măng tây, chuối, cam, cà rốt, cà chua,…

– Mật mía (nước mía nấu cô đặc, có thể dùng thay đường).

– Các loại thức ăn làm từ bột mì, bột gạo,, giàu tinh bột như cơm, cháo, bánh mì,…

Một số thực phẩm giàu vitamin B1

Trong các thực phẩm trên không chỉ cung cấp mỗi vitamin B1, mà còn chứa tương đối nhiều các chất dinh dưỡng khác như đạm, protein,… Những thứ này đều rất tốt cho sự phát triển ban đầu của trẻ nhỏ. Hãy kết hợp chúng một cách thông minh trong mỗi bữa ăn để bé hấp thụ tốt nhất, làm nền tảng vững chắc cho tương lai.

Nguồn tham khảo: Eva.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *