Vietnam Airlines (HVN): 9 tháng lỗ ròng 10.471 tỷ đồng

Vietnam Airlines ghi nhận chỉ số kinh doanh giảm sút trong 9 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính cũng điều chỉnh mạnh. Cụ thể là, tiền và tương đương tiền của HVN giảm từ 1.743 tỷ về 802 tỷ đồng. Doanh nghiệp giảm khoản tiền gửi ngắn hạn từ 3.579 tỷ đồng về 656 tỷ đồng. Tiếp đến, phải thu khách hàng cũng thu hẹp từ 4.367 tỷ về chỉ còn 1.958 tỷ đồng. Thêm vào đó, Công ty Vietnam Airlines cũng tăng cường vay nợ ngắn hạn. Với số dư tăng gấp đôi lên 11.684 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 của Vietnam Airlines

Vietnam Airlines (mã chứng khoán: HVN) đã chính thức công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020. Theo đó, đơn vị ghi nhận khoản lỗ sau thuế gần 4.000 tỷ đồng. Trong khi cùng kỳ năm trước khi chưa bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, doanh nghiệp lãi hơn 1.100 tỷ.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 của Vietnam Airlines
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 của Vietnam Airlines

Chi tiết bản báo cáo tài chính của Vietnam Airlines như sau. HVN ghi nhận doanh thu quý 3 năm nay chỉ còn 7.621 tỷ đồng. Mức doanh thu này chưa đến 1/3 cùng kỳ năm trước với 25.630,6 tỷ đồng. Khoản doanh thu cốt lõi là vận tải hàng không bị ảnh hưởng nghiệm trọng do dịch bệnh. Giảm từ 20.519 tỷ về chỉ còn 6.012 tỷ đồng. Các khoản doanh thu bán hàng, phụ trợ của Vietnam Airlines cũng lần lượt giảm đáng kể.

Khấu trừ giá vốn, Công ty HVN lỗ gộp 3.201 tỷ đồng, cùng kỳ lãi hơn 3.300 tỷ. Trong kỳ, doanh nghiệp cắt giảm mạnh các khoản chi phí. Trong đó, HVN cắt giảm chi phí lãi vay giảm gần nửa còn 199 tỷ. Các chi phí bán hàng quản lý cũng giảm tương ứng. Kết quả, quý 3/2020 Vietnam Airlines lỗ sau thuế gần 4.000 tỷ và lỗ ròng 3.912 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm của HVN

Luỹ kế 9 tháng, doanh thu của công ty Vietnam Airlines đạt 32.564 tỷ đồng, giảm hơn nửa so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, HVN báo lỗ ròng hơn 10.471 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm. Giải trình tại cuộc họp mới đây, đại diện HVN cho biết sản lượng vận chuyển hành khách của hãng đạt 10,2 triệu lượt, giảm 41% so với cùng kì. Sản lượng vận chuyển hàng hóa là 146.000 tấn, giảm 43%. Riêng với công ty thành viên Pacific Airlines, trong 8 tháng đầu năm ước lỗ khoảng 1.100 tỷ đồng. Kế hoạch lỗ trong cả năm nay vào khoảng 1.600 tỷ đồng.

Sau đợt bùng dịch đầu tiên, Vietnam Airlines lên kế hoạch mở mới 22 đường bay nội địa. Nhưng các đường bay này đã bị tạm dừng do sự xuất hiện của làn sóng Covid-19 thứ hai. Hiện tại, Công ty HVN đã mở lại 11 đường bay và đang có kế hoạch nghiên cứu hồi phục số còn lại. Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm nay, Vietnam Airlines cũng tăng cường tìm kiếm nguồn thu thông qua các chuyến bay hồi hương, bay vận chuyển chuyên gia cũng như chuyển đổi tàu bay vận chuyển hàng hóa. Khối lượng hàng hóa vận chuyển giúp đơn vị mang về 1.924 tỷ đồng doanh thu.

Hãng hàng không Vietnam Airlines
Hãng hàng không Vietnam Airlines

Vietnam Airlines điều chỉnh mạnh nguồn lực tài chính

Bên cạnh chỉ số kinh doanh giảm sút, nguồn lực tài chính của Vietnam Airlines cũng được điều chỉnh mạnh. Trong đó, tiền và tương đương tiền của HVN giảm từ 1.743 tỷ về 802 tỷ đồng. Tiền gửi ngắn hạn cũng từ mức 3.579 tỷ giảm về 656 tỷ đồng. Phải thu khách hàng cũng thu hẹp từ 4.367 tỷ về chỉ còn 1.958 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty Vietnam Airlines cũng tăng cường vay nợ ngắn hạn. Cụ thể là với số dư tăng gấp đôi lên 11.684 tỷ đồng.

Chính vì vậy, dòng tiền kinh doanh của Vietnam Airlines hiện đang âm 6.269,5 tỷ đồng. Trong khi luỹ kế năm trước đạt mức dương gần 7.874 tỷ đồng.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm. Hãy truy cập Duyen Dang Spa để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Nguồn: CAFEF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *