Viêm màng não và cảm lạnh, làm sao để phân biệt và phòng ngừa?

viem-mang-nao-1

Nhận biết dấu hiệu bệnh ở trẻ không giống người lớn

Trẻ em là lứa tuổi mà hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện, do đó rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Một trong những bệnh phổ biến mà lại hết sức nguy hiểm với trẻ nhỏ là viêm màng não. Vì vậy bạn cần chuẩn bị cho mình những kiến thức để phòng ngừa bệnh kịp thời và đúng cách. Nhất là thời điểm bệnh viêm màng não đang cận kề.

Nếu người lớn thường có những biểu hiện rõ ràng, dễ nhận biết, và tự cảm nhận được sự khác biệt trong cơ thể khi bị bệnh; thì trẻ em lại là đối tượng có các biểu hiện ít rõ ràng hơn. Chúng cũng gặp khó khăn trong việc tự cảm nhận và nói ra sự khó chịu trong cơ thể. Nếu đủ sự quan tâm, cha mẹ sẽ có thể nhận ra dấu hiệu bệnh của con. Nhưng nếu chỉ cần một chút lơ là, bạn có thể bỏ qua những biểu hiện lạ của bé. Từ đó gián tiếp làm tình trạng bệnh của bé tệ hơn. Trường hợp xấu nhất là nguy hiểm đến tính mạng.

Có quá khó để phân biệt giữa viêm màng não và cảm lạnh?

Có rất nhiều cha mẹ cho rằng rất khó phân biệt các dấu hiệu của viêm màng não và bệnh cảm, cảm lạnh. Một số còn tự phân biệt dẫn đến chuyển biến xấu, ảnh hưởng đến não bộ của bé. Vì các lí do trên, làm thế nào để phân biệt chuẩn xác nhất giữa cảm lạnh và viêm màng não? Đó là bạn cần hiểu được nguyên nhân gây bệnh của chúng.

viem-mang-nao-2
Nhiều triệu chứng giống nhau giữa cảm lạnh và viêm màng não

Nguyên nhân gây cảm lạnh 

Đây là bệnh khi đường hô hấp bị nhiễm trùng do một số loại virus, vi khuẩn gây bệnh theo mùa xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Thông thường, cảm lạnh tăng cao vào thời điểm chuyển giao các mùa. Ở Việt Nam, cảm lạnh nhiều nhất là khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh và ngược lại, vì nước ta không có rõ ràng dấu hiệu của 4 mùa. Bình thường thì bệnh cảm lạnh dễ điều trị tại nhà vì nó không đòi hỏi hệ miễn dịch mạnh. Thời gian bình phục từ 7 đến 10 ngày.

Người ta chia chứng cảm lạnh thành hai kiểu: một là do nhiệt và hai là do lạnh. Tùy mỗi loại mà dược sĩ sẽ kê cho bạn thuốc trị cảm khác nhau. Vì vậy, khi mua thuốc, bạn cần trao đổi rõ với bác sĩ để có đơn thuốc chính xác nhất.

Nguyên nhân gây viêm màng não 

Màng não bị nhiễm trùng màng não, rồi dần dần bao phủ lên phần trên của não bởi sự tấn công và gây hại của vi khuẩn, vi rút và một số loại vi sinh vật có hại khác. Vài ngày sau qua một vài cơn sốt sẽ tiến triển thành bệnh viêm màng não. Thông thường, trẻ em bị viêm màng não là do một số vi khuẩn như Neisseria, Haemophilus influenzae và Streptococcus pneumoniae.

Bạn cũng cần lưu ý là đôi khi, cảm lạnh lâu ngày sẽ trở thành nguyên nhân gián tiếp dẫn tới bệnh viêm màng não. Giai đoạn đầu, khi người nhà xử lí không triệt để các biểu hiện của bệnh cảm sẽ làm bé sốt cao hơn. Càng về lâu, bệnh sẽ tiến triển thành viêm màng não cấp tính. Do vậy, cho dù cảm lạnh là bệnh vặt, nhưng cũng đừng vì thế mà chủ quan. Nhất là đối với trẻ có sức đề kháng yếu.

Làm sao để phân biệt đúng dấu hiệu của viêm màng não và cảm lạnh?

Là một căn bệnh phổ biến với đại đa số người dân chứ không chỉ ở trẻ em. Những biểu hiện thường thấy ở bệnh cảm lạnh là sốt, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, ngạt mũi, sổ mũi,…

Trong khi đó, các dấu hiệu của viêm màng não cũng tương tự như cảm lạnh. Người mắc bệnh ban đầu cũng sẽ đối mặt với các cơn sốt, đau đầu, ho cỏ,… Điểm phân biệt chủ yếu giữa 2 loại bệnh là viêm màng não thường đi kèm với triệu chứng buồn nôn, chán ăn, ăn vào thì lại nôn ra. Một số bé sẽ cảm thấy khó cử động phần đầu, thậm chí dẫn đến ngất đột ngột.

Dù ở trong bất cứ trường hợp nào ở trên, gia đình đều nên đưa bé đến các cơ sở y tế tin cậy để sớm chẩn đoán và kịp thời điều trị.

Bạn đồng thời cần phải hiểu rõ rằng cảm lạnh bình thường sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe toàn diện của bé. Nhưng viêm màng não thì có. Căn bệnh này nếu nặng sẽ tác động rất lớn đến não bộ – bộ phận quan trọng nhất trong hệ thần kinh của bé, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài.

Nâng cao hệ miễn dịch của bé để giúp phòng bệnh

Người trong độ tuổi trẻ em đều là các đối tượng chính của bệnh viêm màng não. Nguyên nhân lớn nhất là do càng nhỏ, đặc biệt là ở các em có cơ thể mỏng manh, sức khỏe yếu sẵn, thì hệ miễn dịch càng yếu, sức đề kháng cũng theo đó mà hạn chế theo. Do đó, cách tối ưu nhất để phòng bệnh cho bé là nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch của bé. Những việc này có thể được thực hiện thông qua chế độ dinh dưỡng cao, hoạt động thể chất ổn định, đồng thời vệ sinh khu vực sinh sống sạch sẽ.

viem-mang-nao-3
Tập luyện đều đặn để có sức khỏe tốt

Trong mỗi bữa ăn, hãy cố gắng cân đối mức độ dinh dưỡng bằng cách cho bé ăn phối hợp và xen kẽ rau, thịt, cá, đậu,… Bên cạnh đó, hãy cùng trẻ tập các bài thể dục tại nhà như chạy bộ, vươn thở, cũng như chế độ học tập, giải lao hợp lí nhằm củng cố và nâng cao sức khỏe cho bé. Từ đó sẽ là căn cứ chắc chắn để bé có sức đề kháng tốt hơn, chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh.

Nguồn tham khảo: Eva.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *