Từ ngàn đời qua, ông bà tổ tiên của chúng ta đã tìm ra rất nhiều loại thảo dược, các loại lá cây điều có ít nhiều tác dụng hữu ích với con người như : lá lốt, lá trầu không, húng chanh, tần ô… và đặc biệt là lá cây tía tô.
Tía tô hầu như xuất hiện trong bữa các bữa ăn ăn hằng ngày: từ quán xá, nhà hàng cho đến bữa cơm gia đình. Lá tía tô thường dùng để ăn, uống nhưng ít người ăn biết đến công dụng thực chất của lá tía tô tốt cho sức khỏe của con người như thế nào. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về những công dụng cũng như các bài thuốc chũa bệnh từ loại cây này thì hãy tham khảo ngay nhé.
Mục lục
Giới thiệu cây tía tô
Cây tía tô hay còn gọi là tô ngạnh, tử tô hay tô diệp có tên gọi khoa học là Perilla frutescens thuộc họ hoa môi.
Tía tô có thân thảo sống quanh năm, rễ củ trắng, có vị nồng cay. Cây ưa sáng và ẩm, phù hợp trông nơi có đất thịt, đất phù sa. Cây tía tô kết xoang thì cho rất nhiều quả. Sau khi quả chín, cây cũng gần như đã tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau lại tiếp tục nảy mầm. Cây mọc dại khắp nơi ở Việt Nam cũng như toàn châu Á.
Công dụng của tía tô
Trong y học truyền, tía tô là vị thuốc được xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra làm cho cơ thể ra mồi hôi.
Theo PGS. TS. Trần Công Khánh đã cho biết ngoài tác dụng của lá tía tô, hạt tía tô có đến 40% là tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,…với tính ấm, vị cay, nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn và diệt khuẩn cao. Tinh dầu được ép từ hạt tía tô cũng có thể làm như dầu ăn sử dụng hằng ngày và làm thành một thứ thuốc.
Phụ nữ quý tộc Nhật Bản xưa nay biết đến tía tô như một loại mỹ phẩm thiên nhiên dưỡng da, tắm trắng, giảm cân, trị mụn, nám, tàn nhang hiệu quả, an toàn cho làn da.
Những bài thuốc hay dùng để chữa bệnh của tía tô
Tía tô chữa bệnh gút
Uống nước lá tía tô: Sắc lá tía tô uống thường xuyên có thể giảm sưng, chống viêm và tăng cường khả năng đào thải lượng acid uric ra khỏi cơ thể. Nhờ vậy mà bệnh nhân có thể khắc phục các triệu chứng bệnh nhanh hơn. Chỉ cần lấy một ít lá tía tô đã già rửa sạch, sau đó đem đun sôi rồi chắt lấy nước uống hàng ngày.
Dùng lá tía tô để đắp: Áp dụng cách này chữa bệnh thì tình trạng đau khớp sẽ dịu nhanh chóng. Lấy lá, cành tía tô rửa sạch, đem giã nát rồi đắp vào nơi bị sưng viêm, cơn đau sẽ giảm một cách rõ rệt.
Ăn lá tía tô: Duy trì ăn lá tía tô hằng ngày. Có thể sử dụng trong bữa ăn vừa giúp tăng khẩu vị vừa giúp hấp thụ dưỡng chất tối đa nhất. Lâu ngày, giảm bệnh gút một cách đáng kể.
Chữa cảm lạnh
Dùng phương pháp xông: Lấy nguyên liệu gồm lá tía tô, sả, hương nhủ rồi đem đi ngâm với nước muối. Cho tất cả nguyên liệu đã làm sạch đun nhỏ lửa đến khi sôi thì tắt bếp. Khi xông thì chùm kín chăn, từ từ mở vung để hơi nước thoát ra, chỉ nên để hơi nóng thoát ra ở mức có thể chịu được. Thời gian xông khoảng 10-15 phút.
Dùng lá tía tô để nấu cháo: Cháo giải cảm phải có lá tía tô, hành lá, tiêu và gạo. cháo nấu như bình thường, khi ăn thì trộn thêm các nguyên liệu đã thái chỉ hoặc để nguyên tùy theo sở thích của người bệnh.
Chữa đau bụng, đầy chướng
Lấy từ 15– 20 lá tía tô, rửa sạch. Sau đó, đem say nhuyễn, lọc qua ray. Lấy phần nước đã không còn cặn lá tía tô khuấy đều với một ít muối đem uống. Sau vài giờ, triệu chứng đau bụng, đầy chứng sẽ giảm một cách đáng kể.
Chữa ngộ độc hải sản
Dùng 10 gam lá thảo dược, 8 gam sinh khương, 4 gam cam thảo đem đi sắc với 600ml nước đến khi cạn còn 200ml nước. Sau đó, chia phần nước đã săc xong thành 3 phần sử dụng 3 lần trong ngày. Lưu ý, khi sử dụng thì nước thuốc phải còn ấm, nếu nguội thì đun lại cho nóng. Như thế, mới tăng cường hiệu quả của phương thuốc.
Trừ đờm, dịu ho
Bài 1: lá tía tô 8 gam, sinh khương 8 gam, hạnh nhân 12 gam, pháp bán hạ 12 gam. Sắc uống. Bài thuốc này chuyên trị cảm phong hàn, ho có đờm.
Bài 2: lá tía tô 10 gam, bạch giới tử 10 gam. Các vị tán bột. Pha bột uống với nước ta và dây tơ hồng.
Chữa sốt xuất huyết
Tía tô 15 gam, rau má 30 gam, cỏ nhọ nồi 30 gam, bông mã đề 20 gam. Sắc uống. Dùng phòng và chữa sốt xuất huyết
Nguồn: Báo dân sinh
Bích Oanh.