Thường Xuyên Lở Miệng – Dấu Hiệu Cơ Thể Cảnh Báo Bệnh Ung Thư

Nhiều người thường xuyên bị lở miệng hoặc có những vết loét ở khoang miệng, và cho rằng đó là do nóng trong người. Đừng chủ quan, đó có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư nguy hiểm.

Nguyên nhân gây nên lở loét ở khoang miệng

Lở loét miệng là bệnh lý thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Lở loét miệng là một chứng bệnh thường gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi. Các vết loét này có thể xuất hiện trên bất kỳ mô mềm nào trong miệng bao gồm môi, má, nướu, lưỡi…Nguyên nhân dẫn đến lở miệng thường xuất phát từ rất nhiều lý do. Không phải lúc nào có nguyên nhân cụ thể dẫn đến lở loét ở miệng thường xuyên.

Nó có thể do bạn vô tình cắn phải bên trong má khi nhai, tổn thương khi đánh răng quá mạnh, bị các vật nhọn cọ xát hoặc đụng phải,… Hoặc khi bạn ăn thức ăn hoặc đồ uống quá nóng, thực phẩm virus herpes, thiếu vitamin hoặc sắt, bệnh đường tiêu hóa, nóng trong người, thiếu nước,…cũng đều là tiền đề khiến miệng của bạn bị lở loét.

Ngoài ra, việc căng thẳng, lo lắng, thay đổi nội tiết tố cũng là lý do gây nên vết loét. Đặc biệt, ăn nhiều một số loại thực phẩm như chocolate, đồ cay và đậu phộng,…sẽ khiến vết thương vừa lành của bạn quay lại

Lở loét miệng gây ảnh hưởng gì đến sinh hoạt?

Khoang miệng chứa nhiều đầu dây thần kinh, vì thế các vết loét khi bị thức ăn, đồ uống rơi vào sẽ gây đau đớn cho người bệnh. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh, mất ngủ, kén ăn dẫn đến sụt cân và nhiều căn bệnh khác. Bệnh còn cản trở việc nói chuyện của bạn, gây cản trở sự giao tiếp hàng ngày. Thường thì tình trạng này sẽ kéo dài trong vòng một đến hai tuần, vết thương sẽ tự động lành lại.

Lở miệng gây nên nhiều đau đớn khi ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Lở miệng gây nên nhiều đau đớn khi ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Khi nào vết lở miệng gây nguy hiểm?

Nếu bạn có một vết loét trong thời gian gia dài ở khoang miệng, không tự lành dù đã thử nhiều phương pháp, thì bạn nên chú ý theo dõi. Nó có thể chính là những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư khoang miệng vô cùng nguy hiểm. Bộ y tế khuyến cáo khi cơ thể có tình trạng này diễn ra thường xuyên, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra tổng quát trong thời gian sớm nhất.

Vết lở loét miệng kèm theo các triệu chứng như giảm cân đột ngột, đau tai, sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi về đêm thì đó là dấu hiệu của ung thư khoang miệng. Vết loét miệng không thể trở thành ung thư nhưng trong trường hợp này, vết lở đó chính là loét do tế bào ung thư gây ra.

Theo lời chia sẻ của bác sĩ phẫu thuật hàm mặt Carrie Newlands cho biết, ung thư miệng ngày càng phổ biến ở những người trẻ tuổi và phụ nữ có thể do lây truyền qua đường tình dục. Virus gây u nhú ở người (HPV) là nhóm virus rất phổ biến và gây ung thư miệng. Sử dụng bao cao su sẽ giúp bảo vệ bạn chống lại virus HPV.

Làm thế nào để vết lở miệng mau lành?

Nếu vết loét miệng của bạn không phải ung thư gây nên mà do sự tổn thương, bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B12, kẽm, axit folic, sắt,…Các chất này đều có công dụng làm liền vết thương, khiến vết lở mau lành hơn. Tránh ăn chất gây nóng, uống rượu bia, đồ ngọt, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ,…Thường xuyên xúc miệng bằng nước muối loãng giúp sát khuẩn vết thương, cũng là một cách giúp vị trí bệnh mau lành hơn.

Uống nhiều nước khi bị lở miệng.
Uống nhiều nước khi bị lở miệng.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất 2 lít để điều hòa cơ thể, tránh bị nóng trong người dẫn đến nhiệt miệng gây nên lở loét. Thường xuyên tập thể dục thể thao đều đặn và có lối sống tình dục lành mạnh. Điều này không chỉ bảo vệ bạn tránh khỏi ung thư khoang miệng mà còn giúp cơ thể chống chọi được nhiều bệnh tật khác.

Theo VTC

Bảo Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *