Thức ăn của châu chấu là gì? Côn trùng đang hot trên bàn nhậu

100 gram châu chấu có tới 210mg canxi, trong khi đó cùng trọng lượng trên ở thịt lợn, gà chỉ có chưa đầy 20mg canxi. Vậy châu chấu là gì, vì sao lại có giá trị dinh dưỡng cao như vậy? Cùng tìm hiểu về đặc điểm hình dáng và là thức ăn của châu chấu là gì cũng như có nên sử dụng làm thức ăn thường xuyên không nhé!!

Đặc điểm hình dáng con Châu Chấu

Châu chấu vốn là loài côn trùng chuyên ăn lá có tên tiếng anh là Caelifera. Nhiều người thường nhầm lẫn cào cào với châu chấu.

Về hình dáng chúng khá giống nhau duy chỉ khác ở phần đầu. Đầu châu chấu thường có hình vuông còn cào cào có đầu nhọn.

Trên đầu châu chấu có các sợi râu nhỏ, 2 mắt to tròn và lồi ra ngoài. Chúng phát ra âm thanh bằng cách cọ xương đùi vào bụng hoặc cọ vào phần cánh phía trước.

Hai chân đùi sau của châu chấu khá to, dài và phát triển mạnh, có nhiệm vụ hỗ trợ bật nhảy để di chuyển hoặc trốn tránh kẻ thù. 

Trên thực tế loài côn trùng này có cánh khá mỏng giống chuồn chuồn tuy nhiên không thích hợp để bay. Cũng giống như các loài sinh vật khác châu chấu cái thường có thân hình to hơn châu chấu đực.

Thức ăn của châu chấu là gì?

Châu chấu là loài vật rất háu ăn, món khoái khẩu của chúng chính là các chồi non hoặc lá cây đặc biệt nhất chính là các cây bắp, cây lúa, cũng có trường hợp cá thể quá đông không có nguồn thức ăn thì chúng sẽ ăn luôn cả hạt lúa.

Châu chấu vốn là loài côn trùng tham ăn tục uống, chúng có thể sinh sản rất nhanh, trong 1 năm có thể từ một cặp bố mẹ mà đẻ ra hơn 200 con. Chính vì thế mà chúng phá mùa màng, cây cối rất nhiều. Những nơi mà chúng bay qua là hệ sinh thái cây cối, hoa màu nơi đó trở nên tan hoang, tan nát

>> Xem thêm: Đặc điểm thực vật và tác dụng của cây bạch hạc

Châu chấu đang được săn lùng để làm món ăn?

Thời gian gần đây, loại côn trùng này được “xuống phố” và đưa vào các quán nhậu, nhà hàng, dần trở thành món đặc sản với giá thành không hề rẻ. Theo đó, ngay tại các vùng nông thôn giá châu chấu sống mới bắt về chưa qua chế biến đã trên 200.000 đồng/1kg. Khi đưa vào các nhà hàng, giá châu chấu thành phẩm đã chế biến thành món ăn có thể lên tới cả triệu đồng/1kg.

GS.TS Bùi Công Hiển – Chuyên gia đầu ngành về côn trùng học, nguyên giám đốc Trung tâm Ứng dụng Côn trùng học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, việc sử dụng châu chấu làm thức ăn đã được thực hiện từ lâu, nhất là ở vùng nông thôn, đồng bào dân tộc. Sở dĩ món ăn này rất hút khách và có giá khá cao là vì số lượng không nhiều, thường xuất hiện theo mùa và khi ăn rất giòn ngon, béo ngậy. Ngoài giá trị dinh dưỡng, nếu biết cách chế biến châu chấu có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh cho cả trẻ nhỏ và người trưởng thành.

Theo đó, châu chấu có tên đông y là trách mãnh đều thuộc họ Acrididae, bộ cánh thẳng. Về giá trị dinh dưỡng, châu chấu có lượng canxi và protein khá cao, cứ 100gram châu chấu có tới 24,3% protid, 3,6% lipid, 210mg canxi, 270mg photpho, 0,4mg sắt và cung cấp 113 calo. Đáng chú ý, lượng canxi có trong châu chấu cao gấp khoảng 10 lần so với thịt gà, thịt lợn.

>> Xem thêm: Cách kho cá nục ngon

Tuy nhiên, khi sử dụng loại côn trùng này làm thức ăn cũng phải đặc biệt lưu ý, nếu không biết cách chế biến nó có thể gây ra những hệ lụy cho sức khỏe.

“Trước khi sử dụng châu chấu, người dân cần lựa chọn kỹ lưỡng, loại bỏ các tạp chất, tuyệt đối không ăn những con châu chấu đã bị chết, có mùi hoặc màu sắc lạ. Bởi châu chấu khi chết sẽ bị phân hủy rất nhanh vì trên cơ thể có sẵn các loại vi khuẩn, nấm vì thế nếu tiếc rẻ hoặc cố tình ăn dễ bị ngộ độc”, GS Hiển khuyến cáo.

“Châu chấu cũng như các loại thực phẩm khác, có người ăn không sao nhưng có người ăn vào sẽ bị dị ứng, điều này phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Do vậy, khi ăn cần phải nghe ngóng cơ thể, ăn từ từ, vừa ăn, vừa theo dõi để tránh dị ứng, ngộ độc. Hơn nữa, đây là món ăn xuất hiện không nhiều và thường xuyên trên bàn ăn của mỗi gia đình mà đa số là món nhậu, nên mọi người cũng chỉ nên ăn thưởng thức, không nên ăn lấy no. Bởi khi thực phẩm lạ vào cơ thể, các hệ men tiêu hóa chưa thích ứng ngay có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn”, GS Hiển nói.

Như vậy, chúng ta có thể thấy châu chấu có giá trị dinh dưỡng cao nhưng không phải món ăn phổ biến và không nên ăn thường xuyên. Qua bài viết này chúng ta có lẽ đã biết về thức ăn của châu chấu là gì và đặc điểm nhận dạng của có. Hy vọng bài viết hữu ích, cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Tổng hợp: duyendangspa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *