Trước hiện trạng học sinh ngày càng ít đọc sách, thậm chí không hề cầm đến quyển sách, cần hướng tới tiết đọc sách trong nhà trường để thay đổi văn hóa đọc sách cho học sinh theo hướng tích cực hơn, Văn phòng Hội Xuất bản Việt Nam tại TP.HCM cùng với sự hỗ trợ của thầy cô giáo các trường phổ thông trên địa bàn TP và Công ty Đường Sách đang bàn việc phối hợp xây dựng danh mục sách hỗ trợ để phục vụ cho việc học tập của học sinh được tốt hơn. Vậy cần phải làm gì để các em học sinh phát triển được văn hóa đọc là câu hỏi mà tất cả các nhà chức trách, đơn vị liên quan muốn giải mã.
Mục lục
Lợi ích của thói quen đọc sách cho học sinh
Sách chứa một lượng kiến khá rộng thức chuyên môn và xã hội, do đó lợi ích đầu tiên mang lại khi đọc sách đó là mở mang kiến thức bản thân hơn trong nhiều lĩnh vực. Một mặt khác, sách cũng có rất nhiều bài học để dựa vào đó làm kinh nghiệm ứng xử,giải quyết vấn đề cũng như rèn về đạo đức bản thân trong cuộc sống. Một điều hiển nhiên khác, sách là nơi giàu ngôn ngữ, khi có văn hóa đọc sách thì lượng từ ngữ trong bản thân sẽ trở nên phong phú hơn, đó sẽ là một yếu tố quan trọng giúp linh hoạt sử dụng từ ngữ trong giao tiếp. Nó là cơ sở để rèn luyện nhiều phẩm chất con người.
Vì vậy, Nhằm hướng đến việc hình thành và phát triển 5 phẩm chất chủ yếu cho học sinh là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; 3 năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác) và 7 năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực tin học, năng lực công nghệ, , năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất)… thì việc tạo cho các em thói quen đọc sách là vô cùng cần thiết và cũng là để góp phần vào thực hiện được chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay.
Thực trạng về việc đọc sách của học sinh trong trường học
Thực tế cho thấy, không nhiều người có thói quen đọc sách mỗi ngày. Theo ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, số lượng tựa sách và bản in tăng lên theo từng năm nhưng tỷ lệ sách phục vụ nhu cầu tự giáo dục, nâng cao dân trí chỉ chiếm tỷ lệ 1,44 bản sách/người/năm, chưa kể trong số đó bao gồm cả sách vô bổ.
Tại các trường học, số lượng đầu sách ở thư viện trường còn rất hạn chế, cơ sở vật chất vẫn còn nghèo nàn, diện tích còn nhỏ, thậm chí một số thư viện còn vừa là “kho” cất giữ sách, vừa là phòng tập múa hát. Ngay cả ở những trường học có thư viện rất đẹp nhưng do thời gian nghỉ giữa giờ ngắn, thư viện lại nằm ở xa nơi học hoặc tầng cao của trẻ nên số lượng học sinh hào hứng đến thư viện sẽ không được như kỳ vọng.
Lý do dẫn đến thực trạng đáng buồn nói trên có thể kể đến từ ba nguyên nhân: Nhà trường không quy định có tiết đọc sách, không gian thư viện cũng như số lượng đầu sách chưa đủ và hấp dẫn các em; Gia đình thiếu sự quan tâm, phát triển thói quen đọc sách từ sớm cho trẻ và các NXB, công ty sách chưa thật sự tích cực đưa ra các hoạt động để phát triển văn hóa đọc.
Thị trường tiêu thụ sách không thật sự khả quan
Với thực trạng Văn hóa đọc của người Việt Nam kém thì bức tranh về thị trường tiêu thụ sách cũng không sáng sủa gì.
Hoạt động xuất bản tại Việt Nam từ giai đoạn 2014-2019 tăng, nhưng khá chậm. Cụ thể: Năm 2014 Việt Nam xuất bản 378 triệu bản sách, doanh thu đạt được là 3.000 tỉ đồng, đạt tỉ lệ 4,1 đầu sách/người. Con số tăng dần đến 2019 là 440 triệu bản (tăng 16% so với năm 2014) nhưng không mạnh, trong đó có 300 triệu bản là sách giáo khoa, giáo trình, doanh thu 4.362 tỉ đồng (tăng 45% so với năm 2014).
ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam cho biết, thì hiệu quả kinh tế xuất bản của những nước có quan tâm tới văn hóa đọc trong trường học và gia đình rất cao, cao hơn nhiều lần so với Việt Nam, vì điều đó tác động tốt việc hình thành thói quen đọc sách cho trẻ em . Việc chỉ có một lượng ít người Việt Nam đọc sách, tiếp cận sách là thực trạng đáng báo động, cho thấy văn hóa đọc của chúng ta cần phải được cải thiện mạnh mẽ.
Các Giải pháp cần có để cải thiện văn hóa đoc của học sinh
Thành lập nên một Ủy ban quốc gia về phát triển văn hóa đọc Việt Nam
Nhắm thay đổi thực trạng chưa tốt về văn hóa đọc sách nói trên, một trong những giải pháp mà ông Lê Hoàng đưa ra là thành lập một Ủy ban Quốc gia về phát triển văn hóa đọc cho học sinh. Theo đó, Ủy ban này trực thuộc Chính phủ, do một Phó Thủ tướng phụ trách, bao gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước liên quan tới văn hóa đọc cùng với các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực và đại diện các tổ chức xã hội.
Song song đó,để tạo cơ sở xây dựng các kế hoạch dài hạn phát triển toàn diện và đồng bộ văn hóa đọc, cần tổ chức nghiên cứu, khảo sát định kỳ 5 năm một lần về thực trạng đọc trong xã hội; bổ sung điều khoản về nội dung phát triển văn hóa đọc vào Luật Xuất bản sửa đổi thời gian tới (như Luật Thư viện, điều lệ trường học đã làm).
Đẩy mạnh các hoạt động phát triển văn hóa đọc nhân ngày Sách Việt Nam (21.4 hằng năm); tổ chức các hội chợ sách rộng khắp trên cả nước, đó là hoạt động giúp cho người dân được tiếp cận với xuất bản phẩm mới. Ngoài ra, Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho các hệ thống thư viện nhà trường có đủ kinh phí hoạt động và xa hơn là phát triển ngang tầm các hệ thống thư viện trong khối ASEAN,…
Đưa tiết đọc sách vào khung giờ chính khóa của các trường phổ thông
Một giải pháp được nhấn mạnh là cần đưa tiết đọc sách vào giờ học chính khóa của trường phổ thông. “Công văn số 48/CV-HXBVN gửi Bộ GD&ĐT ngày 2.7.2020 về việc Đưa tiết đọc sách vào khung giờ chính khóa trong việc xây dựng và phát triển Văn hóa đọc tại Điều 26 của Dự thảo Thông tư ban hành điều lệ Trường tiểu học và Điều 16 Dự thảo Thông tư ban hành điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học được Hội Xuất bản Việt Nam đưa ra nhằm phát triển văn hóa đọc. Hội sẽ tiếp tục đưa ra các hoạt động phát triển văn hóa đọc vào trường học để kiến nghị lên Bộ GD&ĐT”, ông Lê Hoàng nói.
Đại diện Hội Xuất bản Việt Nam cho biết, một trong những động thái tích cực cho vấn đề này là kế hoạch phối hợp giữa Hội với Sở GD&ĐT và Thành Đoàn TP.HCM với mục tiêu chính là giới thiệu danh mục sách phù hợp dành cho học sinh. “Thông qua Hội Xuất bản Việt Nam, chất lượng sách đưa vào nhà trường của công ty phát hành sách và các nhà xuất bản sẽ được đảm bảo, đáp ứng nhu cầu thay đổi văn hóa đọc cho học sinh theo hướng tích cực. Bên cạnh đó các NXB, công ty sách sẽ có cơ sở để định hướng về đề tài, tổ chức xuất bản các sản phẩm phù hợp với nhu cầu đọc, phục vụ dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới trong thời gian tới.
Tạo không gian sáng tạo trong Thư viện và Tổ chức các hoạt động để phát triển văn hóa đọc trong sinh viên
Các trường nên mở rộng không gian thư viện bằng cách “biến” hành lang, góc lớp… thành những “phòng đọc” thân thiện, dễ tiếp cận.. Những không gian này không những phục vụ việc đọc sách, mà còn là nơi học sinh giải trí như chơi cờ, trò chơi dân gian hoặc giao lưu cùng bạn bè. Học sinh sẽ hứng thú hơn với việc đọc sách nhờ tính đa năng của không gian đọc.
Song song với việc tạo không gian sáng tạo, các hoạt động khác nhằm cải thiện văn hóa đọc sách cho học sinh như thư viện phục vụ đọc sách theo chủ đề, tổ chức nói chuyện chuyên đề, giao lưu với nhà văn, nhà thơ, các cuộc thi viết thu hoạch, vẽ tranh, viết cảm nghĩ về tác giả – tác phẩm. Cùng với đó, nhà trường nên tổ chức,nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm phát triển văn hóa đọc nư như tuần lễ đọc sách, ngày hội đọc sách; xây dựng tủ sách lớp học, thư viện lưu động. Hoặc tổ chức, mở rộng nguồn cung cấp sách qua phong trào như “Góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay”…
Nguồn: baovanhoa.vn