Nuốt dị vật: Tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ và những điều cần biết

nuot-di-vat-2

Bé nuốt dị vật bệnh suốt 2 năm

Theo lời kể của gia đình bé 5 tuổi tên N. N. Đ. K. (sống tại Đồng Nai), 2 năm trước, trong một lần ăn món cháo gà, do là món khoái khẩu nên bé K. ăn rất ngon miệng. Bất ngờ em bị sặc đến tím tái. Sau đó, người nhà có đưa em đi khám và tình trạng coi như đã được xử lí xong tại bệnh viện gần nhà. Nhưng đâu ai ngờ rằng em đã nuốt dị vật – xương gà.

Kể từ khi đó, bé K. thường hay gặp các vấn đề về hô hấp. Cụ thể, bệnh viêm phổi của em tái phát 2 lần. Tình trạng mỗi lần bệnh lại nặng hơn trước nên bé phải điều trị ở bệnh viện tỉnh. Xen kẽ hai lần bệnh nặng đó, ngày thường em còn hay bị ho, ho nhiều hơn vào mùa gió lạnh. Đợt viêm phổi thứ 3, tại bệnh viện địa phương, em được bác sĩ tiêm thuốc kháng sinh xuyên suốt hơn 2 tuần mà không hề thuyên giảm. Linh cảm tình hình không ổn, gia đình quyết định chuyển con lên Bệnh viện Nhi đồng 2 với hi vọng trị bệnh triệt để cho con nhỏ.

nuot-di-vat-3
Bé nuốt phải dị vật bị viêm phổi suốt 2 năm (Ảnh minh họa)

Phát hiện dị vật nằm trong cơ thể suốt 2 năm

Nghiên cứu tiền sử bệnh của bé K, các bác sĩ đề cập đến tình huống có dị vật lạ ngự trị tại một cơ quan nào đó trong hệ hô hấp của bệnh nhi. Sau đó, các bác sĩ chuyên khoa Hô Hấp 1 đã tiến hành chụp CT scan lồng ngực. Kết quả không nằm ngoài dự đoán, hình ảnh scan cho thấy có một mảnh xương nằm ở phế quản thùy tại phổi trái của bé.

Cuộc nội soi phế quản được tiến hành ngay sau đó thì nhận thấy mảnh xương này nằm ở ngay lỗ phế quản thùy bên phần phổi trái. Ghê rợn hơn là nó được bao bọc chắc chắn bởi nhiều mô hạt vì nó đã trú ngụ trong phổi quá lâu. Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp rất khó. Vì mảnh xương nằm ngay vị trí nhạy cảm, quả thực rất khó để loại bỏ nó bằng phương pháp nội soi thông thường qua ống cứng.

Một cuộc hội chẩn diễn ra giữa các bác sĩ chuyên khoa Hô Hấp 1 với Trưởng khoa nội soi của bệnh viện Phạm Ngọc Thạch – bác sĩ Ngô Anh Trung, còn có cả khoa Tai Mũi Họng để tìm ra phương pháp tối ưu nhất cho bé K. Cuối cùng, mảnh xương đã được gắp ra khỏi phế quản của bé bằng phương pháp nội soi ống mềm sử dụng đồng thời ống soi cứng. Với cách làm này, các bác sĩ đã thành công trong việc giúp bé tránh khỏi một ca phẫu thuật lớn để gắp mảnh xương quái ác ra khỏi phổi.

Không ít trường hợp bé nuốt dị vật phải nhập viện

Đây là trường hợp vô cùng hiếm gặp. Các bác sĩ chia sẻ, khoa Hô Hấp 1 đã có hơn 10 năm kinh nghiệm xoay quanh các vấn đề về nội soi phế quản trẻ em. Mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận hàng ngàn trường hợp trẻ bị dị vật dính vào đường thở. Tuy nhiên tình huống mảnh xương nằm trong cơ thể suốt 2 năm như bé K. thì thật là hi hữu.

Lời cảnh tỉnh đối với gia đình có con nhỏ

Trường hợp này là bài học đáng giá cho các gia đình có con nhỏ. Đối với trẻ em, cha mẹ cần quan sát bé thật kỹ khi các con chơi đồ chơi có kích cở quá nhỏ. Nhiều bé do ngứa lợi (dấu hiệu của việc mọc răng sữa) nên hay cho đồ chơi vào miệng, ngậm, cắn và mút chúng. Điều này không những gây mất vệ sinh mà còn dễ khiến mé dễ nuốt phải các dị vật nhỏ. Một số loại thực phẩm với hình thức nhỏ li ti như đậu phộng (lạc) hạt hướng dương, hạt dưa, cháo cá, súp cá, cháo tôm,…

nuot-di-vat-1
Đừng cho bé ngậm các dị vật nhỏ

Các cha mẹ cũng cần bình tĩnh đưa bé đi khám và chữa trị ở những địa điểm y tế đủ tin cậy, chuyên môn cao với bất kỳ bệnh lý nào.

Nguồn tham khảo: Eva.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *