Cảm cúm là bệnh tuy không nghiêm trọng nhưng lại khiến con mệt mỏi, khó tập trung. Hiệu quả học tập giảm sút, nặng hơn có thể kéo dài và ảnh hưởng lâu dài. Mách mẹ một số bài thuốc hay dân gian trị cảm cúm tại gia.
Mục lục
Bệnh cảm cúm là gì?
Cảm cúm hay được gọi tắt là cúm, là một bệnh lý về hô hấp. Bệnh này thường xuất hiện theo mùa và có khả năng lây lan diện rộng trong cộng đồng. Theo nghiên cứu y tế, có đến 03 loại virus cảm cúm nhưng sẽ tùy vào loại virus mà có ảnh hưởng từ nhẹ đến nặng cho người bệnh.
Những đối tượng dễ bị cảm cúm?
Cảm cúm xảy ra đối với tất cả các lứa tuổi bao gồm từ trẻ em, người lớn và người già. Đặc biệt phụ nữ có thai và cho con bú cũng là đối tượng dễ bị lây nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó, những bệnh nhân có bệnh mãn tính kéo dài như: hen suyễn, bệnh về tim mạch, về gan hoặc phổi,… cần lưu ý theo dõi sức khỏe thường xuyên khi mắc cảm cúm.
Những bài thuốc dân gian hay trị cảm cúm tại gia
Như đã đề cập trên, cảm cúm thường xuất hiện theo mùa, nhưng sẽ khá bất cập nếu liên tục sử dụng thuốc mỗi khi nhiễm bệnh. Chính vì vậy, mẹ có thề tìm kiếm những nguyên liệu đơn giản, có sẵn tại gia như sau. Vừa tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian nhưng mang lại hiệu quả nhanh chóng như sau:
Lá tía tô:
Nếu người bệnh bị cảm lạnh hoặc cảm cúm nhưng không ra mồ hôi. Nặng hơn là nôn, tức ngực và khó thở. Cần chuẩn bị khoang 20g lá tía tô tươi hoặc nếu không có cân để đo chuẩn có thể chọn 10 – 12 lá tía tô. Hoặc sử dụng cách nấu xông bằng tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả. Một thứ một nắm nấu cùng nước nóng và xông khi còn ấm.
Đối với người bệnh có dấu hiệu thiếu nước: Tía tô rửa sạch, giã nhỏ và chế thêm nước sôi. Khuấy đều, lọc cặn và hia phần nhỏ để dùng dần.
Đối với người bệnh có dấu hiệu khó ăn: Có thể nấu cháo lỏng, cắt nhỏ 10 – 12 lá, nêm nếm gia vị vừa miệng. Sử dụng rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi. Ngoài ra, món cháo có thể thêm hành sống giã nhỏ 5g, khoảng ba lát gừng tươi giã nhỏ và muối để giải cảm.
Trong trường hợp cảm do mưa khiến toàn thân đau mỏi, đau đầu, sổ mũi. Có thể lấy 10g tía tô xắt cùng vỏ quýt cũ, củ gấu, gừng sống và 10g hành trắng. Xắt cùng, lọc cặn và uống lúc thuốc còn nóng. Ngoài ra, mỗi bữa ăn hằng ngày, có thể kết hợp ăn tía tô đi kèm. Chỉ cần rửa sạch, để ráo điều này giúp giảm ho, giảm đau và ngắn căn các nguy cơ ngộ độc
Lưu ý, tuyệt đối không dùng cá chép chung với tía tô, dễ bị mụn nhọt, sinh nhiệt.
Chanh và mật ong:
Đun nóng nước sôi ở nhiệt độ cao, cho nước cốt chanh và đun tiếp. Thêm tiếp mật ong và khuấy đều. Mật ong có tác dụng giảm đau họng. Nước chanh lại giúp nâng cao hệ miễn dịch một cách hiệu quả. Kết hợp có thể làm dịu cơn cảm, giúp cơ thể thoải mái hơn.
Lá cúc tần:
Lá cúc tần có vị đắng, thơm, khá cay và mang tính ấm. Tác dụng hạ nhiệt, giúp giảm đau nhanh chóng. Thường được dùng chữa cảm mạo, sốt nhưng không ra mồ hôi.
Thông thường chúng ta sử dụng cùng lúc cả lá và cành non của cây cúc tần. Rửa sạch, phơi ráo sau đó đun lên lọc cặn, lấy nước dùng. Ngoài ra, có thể lấy tầm 20g cúc tần tươi, 10g sả, 10g chanh. Đổ thêm nước để xông hoặc lọc cặn để uống giúp giảm sốt, hạ nhiệt
Trà gừng nóng:
Gừng cắt lát nhỏ, pha cùng ít đường nâu để làm ấm cơ thể. Trong những ngày lạnh, có thể sử dung liên tục để ủ nhiệt. Và khắc phục triệu chứng nghẹt mũi, đau đầu, nhức người.
Vỏ bưởi:
Vở bưởi chứa nhiều tinh dầu, có vị đắng, ngọt. Vỏ bưởi cũng có tính ấm giúp trị ho, giải cảm hiệu quả. Khi kết hợp lá bưởi tươi cùng một số loại lá có tinh dầu khác. Ví dụ như chanh, lá sả hoặc hương nhu để xông cũng giúp hạ nhiệt, giải cảm tức thì.
Bên cạnh những bài thuốc hay dân gian trị cảm cúm. Bạn đọc có thể tham khảo thêm những bài viết khác tại trang website Duyên Dáng Spa. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn.
Trích nguồn: Soyte.namdinh.gov.vn
Phương Uyên