Nhìn lại những ngày bình yên nơi làng quê Việt Nam và kỉ niệm đáng nhớ

Nhìn lại những ngày bình yên nơi làng quê Việt Nam và kỉ niệm đáng nhớ

Tôi cố gắng lý giải vì sao mình dừng lại thật lâu trước những bức tranh của danh họa Nguyễn Phan Chánh. Rồi cũng ngộ ra được… Cùng với việc nỗ lực xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu, đời sống, kinh tế, xã hội… Tôi thật sự hài lòng với cuộc sống ở làng quê Việt Nam.  Làng quê thật sự là chốn đi về bình yên của những người sinh ra từ làng.

Tôi tìm thấy sự bình yên của làng Việt

Khi xem các tác phẩm “Chơi ô ăn quan”, “Rửa rau cầu ao”… thì những vẻ đẹp của tình quê, duyên quê cứ bám níu, khiến tôi không muốn rời mắt. Tôi gặp lại ở đó ngôi làng Kim Liên xưa, nơi mà Nguyễn Phan Chánh đã đi về khá nhiều. Nhiều bức tranh nổi tiếng của ông như  “Cô hàng xén”, “Ba mẹ con”… đã ra đời sau những chuyến “về làng” ấy. Đường xóm rộng rãi, sạch sẽ, những hàng cây hai bên xanh tốt.

Tôi tìm thấy sự bình yên của làng Việt

 Những dòng di cảo do chính danh họa Nguyễn Phan Chánh viết

Một lần, tôi về làng Kim Liên, cách Hà Nội chừng một cây số từ đường xe hỏa đi vào. Đường làng quê lát gạch đi thẳng vào chùa Kim Liên. Đi lại nhiều lần, tôi quen biết được với dân ở hai bên phố nhỏ. Vào mùng một hay ngày rằm, tôi còn được cho xôi và chuối. Tôi thường lấy ký họa các chị em ngồi chơi hoặc các chị, các bà qua lại. Có lần thấy các em ngồi chơi “ô ăn quan” tôi tò mò đứng xem và lấy phác thảo. Tôi nhờ bà mẹ nói cô con gái nho nhỏ xinh xinh ngồi cho tôi làm mẫu vẽ… Về màu sắc, tranh “Chơi ô ăn quan” tả các em về mùa lạnh, nên các em mặc đồ ấm của bà con lao động.

 Những dòng di cảo do chính danh họa Nguyễn Phan Chánh viết

 

Xem tranh

Đọc những dòng chữ sinh động mà danh họa Nguyễn Phan Chánh để lại, tôi thật sự rất thích. Chính bởi những hình ảnh rất đỗi bình dị của làng quê Việt Nam – nơi mà tôi lớn lên, rồi rời đi. Tôi gặp lại những câu chuyện thấm đẫm tình quê trong nhiều bức tranh lụa của danh họa Nguyễn Phan Chánh. Từ “Rê lúa”, “Chăn vịt”cho tới “Bữa cơm mùa vụ thắng lợi”, “Trăng lu”… đều thể hiện được sự bình yên chốn làng quê. Các tác phẩm “Sau giờ lao động”, “Vườn trẻ nông thôn”… cũng không kém phần đặc sắc.

Xem tranh

Ký ức về làng quê bình yên

Nhiều người cũng lớn lên, gắn bó với làng quê, rồi vì trăm ngàn lý do khác, mà đi. Để rồi những hình ảnh ký ức làng quê, với những trò chơi thơ ấu, cứ thi thoảng chợt hiện, nhắc nhớ cả một vùng ký ức trở về. Tranh ông, nhắc tôi nhớ về một thuở đói nghèo nhưng làng quê bình dị, hiền hòa từ sáng sớm cho tới những đêm trăng khuya lạnh. Tranh ông, nhắc tôi không quên đi vẻ đẹp lấp lánh của tình người.

Tranh ông, trong mắt tôi là sự gửi gắm chút duyên quê của một thời. Qua hình ảnh những người phụ nữ tảo tần sớm hôm cho gia đình, con cái khiến người ta dễ nao lòng nhớ tới hình ảnh mẹ mình. Tôi đứng dựa gốc cây nhìn những cô gái quần đen áo nâu giống những cô gái quê mình. Có cô phảng phất như cô gái ở hội Chùa Hoa Mộc nào mà mình đã yêu, mối tình đầu mà chẳng nên duyên… Sinh thời chính Nguyễn Phan Chánh cũng “không thích những cô gái tô son, trát phấn ở giữa thủ đô mà tìm về thôn Kim Liên ở ngoại thành.

Ký ức về làng quê bình yên

Hãy cùng Duyên Dáng Spa tìm về chốn bình yên làng quê sau chuỗi này nhộn nhịp.

Trích dẫn từ website: Baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *