Mặc dù trào lưu stream game bùng nổ mạnh mẽ trong năm vừa qua, song các video nhạc chế vẫn được xem hàng trăm triệu lần tại Việt Nam trên nền tảng Youtube, lọt top video nổi bật năm 2020.
Mục lục
Năm 2020 tiếp tục là năm thống trị của nhạc chế
Trong danh sách top 10 video nổi bật nhất 2020 vừa được YouTube công bố, có tới hai video thuộc thể loại nhạc chế, trong đó đứng đầu danh sách là video”Nhìn lại 2019″ của kênh Youtube Hậu Hoàng. Video thuộc thể loại nhạc chế lời, cách thể hiện vui nhộn dựa trên một nền nhạc nổi tiếng sẵn có. Video này phát hành ngày 25/1 và hiện đang có tới 82 triệu lượt xem. Chỉ mới năm ngoái năm 2019, một video nhạc chế khác của kênh Youtube này cũng xếp đầu bảng.
Ngoài ra, YouTube cũng xếp Hậu Hoàng và Thiên An – hai YouTuber chuyên sản xuất video nhạc chế – là nhà sáng tạo YouTube nổi bật của năm, bên cạnh các kênh chuyên stream game, video hài hoặc vlog. Các video trong năm qua của 2 kênh Youtube Hậu Hoàng và Thiên An đạt tới con số hàng trăm triệu lượt xem.
Nhạc chế tiếp tục là dạng video được YouTube xếp hạng cao tại Việt Nam.
Video thuộc thể loại nhạc chế tiếp tục được YouTube xếp hạng cao.
Trong top 10 video nổi bật năm 2020 tại Việt Nam hầu hết là các video hài, nhạc chế, gameshow truyền hình. Đáng chú ý trong Top 10 năm nay phải kể đến video “5 điểm cần làm tốt để phòng chống Covid-19”, trên kênh YouTube của Bộ Y tế, nhận hơn 23 triệu lượt xem sau 8 tháng.
Bùng nổ các video trên Youtube, dấu hỏi cho việc kiểm soát chất lượng của các cơ quan chức năng
YouTube đang là nền tảng video được xem nhiều nhất tại Việt Nam. Theo số liệu mà bộ Thông tin và truyền thông cung cấp; hiện Việt Nam có khoảng 120.000 người đăng ký làm video trên YouTube; (và con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới). 15.000 kênh thu tiền quảng cáo, 350 kênh có trên 1 triệu người theo dõi.
Vấn nạn video nhảm. Trên nền tảng này trong thời gian gần đây đang làm “đau đầu” các nhà quản lý trong nước. “Mỗi tháng, có tới hàng nghìn video có nội dung xấu, độc bị gỡ bỏ trên các mạng xã hội. Tỷ lệ đáp ứng gỡ bỏ video xấu độc. Vi phạm pháp luật trên nền tảng YouTube đã tăng từ 50% lên 90%; trong năm 2020”, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.
Gần đây, nằm trong khuôn khổ các biện pháp thắt chặt nội dung số Bộ Thông tin & Truyền thông cũng đã đạt được thỏa thuận với YouTube về việc xử lý các kênh vi phạm pháp luật cũng như thuần phong mỹ tục Việt Nam. Cụ thể, khi cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thông báo một kênh vi phạm. Nền tảng này sẽ lập tức phải dừng việc chia tiền quảng cáo với kênh đó. Và tiến hành xóa các video vi phạm ngay lập tức.
Theo đó, bộ cũng đã phối hợp với Bộ Công an; xử lý nghiêm các cá nhân sản xuất các nội dung xấu độc trên mạng xã hội; tiêu biểu như gần đây, Nguyễn Văn Hưng (hay còn gọi là Hưng Vlog). Chủ kênh YouTube với hàng triệu lượt theo dõi tại Bắc Giang. Đã bị xử phạt hành chính hai lần trong một tháng vì làm các video không phù hợp thuần phong mỹ tục và có nội dung nhảm.
Mặt trái phía sau ngành công nghiệp livestream tỷ USD của Trung Quốc
Nguồn: Vietnamnet
Tác giả: Hồng Phúc