Ngộ độc nitrite và những điều cần biết để bảo vệ con nhỏ

ngo-doc-nitrite-1

Bé bị ngộ độc nitrite vì ăn thức ăn thừa

Một trong những cách giúp tiết kiệm và thuận lợi hơn là mua nhiều đồ ăn và dùng cho các lần ăn sau. Tuy nhiên bạn có thể sẽ không biết đồ ăn thừa ẩn chứa nguy cơ gây hại cho cơ thể rất cao, nhất là đối với cơ thể trẻ em khi sức đề kháng còn yếu. Một trong những hậu quả lớn nhất của việc ăn thức ăn thừa là ngộ độc nitrite.

Trường hợp xảy ra cách đây không lâu với cậu bé 2 tuổi – tên Tiểu La – sống tại Thường Châu, thành phố Giang Tô, Trung Quốc, sau khi ăn khoai tây chiên và gà rán để qua đêm, bất ngờ bị đau bụng dữ dội, nôn ói liên tục, môi tím tái. Người nhà vội đưa cháu bé đến Bệnh viện Nhi Thường Châu. Sau khi siêu âm và xét nghiệm, bác sĩ kết luận bé bị ngộ độc nitrite. Thật may mắn, các bác sĩ đã kịp thời cấp cứu kịp thời, cậu bé Tiểu La thoát khỏi cơn nguy hiểm.

Lập hồ sơ bệnh bán, gia đình của Tiểu La chia sẻ: sáng sớm sau khi thức dậy và làm vệ sinh cá nhân, Tiểu La bất ngờ nôi ói, sắc mặct tím tái. Người nhà lúc này thực sự cảm thấy rất sợ hãi. Để con nằm nghỉ một lúc trong phòng, người mẹ ra ngoài bếp và thấy một đĩa gà rán cùng một hộp khoai lang chiên ai đó đã ăn chưa hết và bỏ lại trên bàn. Suy đi nghĩ lại, người mẹ cho rằng khả năng cao bé Tiểu La đã bị ngộ độc thực phẩm do ăn những thứ này nên tức tốc đưa vào bệnh viện.

Sự nguy hiểm khi ngộ độc nitrite

Phó Khoa Tiêu Hóa của Bệnh viện nhi Thường Châu – bác sĩ Sử Vĩ Tân cho hay, sau nửa buổi cấp cứu,  bé Tiểu La đã tỉnh táo trở lại. Bác sĩ cũng cho biết thêm, khi mới nhập viện, kết quả kiểm tra cho thấy, hàm lượng hemoglobin của Tiểu La rất cao, đạt đến 40,7%. Tỉ lệ này cao hơn nhiều so với những đứa trẻ bình thường. Đó là hệ quả của bệnh ngộ độc nitrite. Tiểu La ngay sau đó được các bác sĩ nỗ lực điều trị, dần dần, sắc mặt em đỡ tím tái hơn, vài hôm sau thì trở lại bình thường là một cậu bé trắng trẻo, đáng yêu.

Thời điểm bé La nhập viện và vào mùa hè, thời tiết nóng bức, do đó thức ăn để lâu dễ bị hư hỏng. Qua trường hợp này, bác sĩ Tân muốn nhắc nhở đến các bậc phụ huynh rằng nên theo dõi con cái thường xuyên hơn. Đặc biệt là chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuyệt đối không để bé tự ý ăn các món ăn để qua đêm hay một số thực phẩm chế biến sẵn bán tràn lan không rõ nguồn gốc.

Nguy cơ nhiễm độc nitrite luôn cận kề quay trẻ

Bác sĩ Sử Vĩ Tân giải thích rằng, ngộ độc nitrite sở dĩ là do ăn uống thiếu đảm bảo hoặc lạm dụng nitrite trong công nghiệp. Người ta tìm thấy rất nhiều nitrite có trong rau và thịt bị hư, dưa chua, cải muối,….

ngo-doc-nitrite-2
Cải chua lâu ngày sẽ sản sinh nhiều nitrite

Khi một lượng lớn nitrite được đưa vào cơ thể, nó có thể làm cho máu mất khả năng trao đổi oxy và  chứng “methemoglobinemia”. Đó là nguyên nhân gây ra tình trạng máu thiếu oxy, đe dọa đến tính mạng. Hầu hết, trong mọi loại thực phẩm thực vật đều có chứa nitrite. Tuy nhiên ở điều kiện nhiệt độ và bảo quản bình thường, hàm lượng nitrite của chúng không đáng kể và khó có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Đối tượng nào thường bị ngộ độc?

Khi lượng nitrite tăng cao đến mức từ 57mg/kg có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, chỉ khi hấp thụ nitrit ở dạng tinh thể thì mới dễ dẫn đến nguy cơ tử vong. Thông thường, ngộ độc cấp tính nitrite hay xảy ra ở trẻ nhỏ vì mọi hệ cơ quan trong cơ thể bé chưa hoàn thiện hoặc đối với những người hấp thụ lượng lớn nitrite.

Hãy tinh mắt trong việc phân biệt muối với nitrite vì chúng tương đối giống nhau. Hiện nay, nhiều hộ gia đình muốn nhanh gọn nên thường ăn thực phẩm muối, ngâm sẵn hoặc thịt chế biến sẵn, điều đó dễ làm cơ thể hấp thu nhiều nitrite hơn. Vì vậy, hãy hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này.

Bạn có biết lạp xưởng, xúc xích, thậm chí rau xanh đều có thể gây ngộ độc nitrite?

Hiện nay, nhiều loại rau củ quả xanh được chăm sóc bởi nhiều dòng phân hóa học. Một số khác được trồng ở các vùng đất bị ô nhiễm. Những sản phẩm này thường chứa hàm lượng nitrite cao. Đặc biệt khi bạn nấu chín và để chúng trong một thời gian dài (để qua đêm),dưới hoạt động của vi khuẩn, lượng nitrite trong rau vẫn giữ nguyên, khi ăn nhiều sẽ dễ gây ra ngộ độc.

Một số loại rau cải dùng để muối chua như cải xanh, cải cúc, cải thảo cũng chứa lượng tương đối nitrite. Khi chưa muối, hàm lượng nitrite tương đối thấp. Tuy nhiên khi đem chúng đi muối dưa trong vài ngày thì lượng nitrite sẽ bắt đầu tăng lên. Nguyên nhân là do hoạt động của vi khuẩn khử nitrat thành nitrite độc hại. Rất may là chất này sẽ dần dần giảm rồi mất hẳn khi nồi dưa của bạn chuyển sang màu vàng đẹp và có vị chua. Hãy dùng nhanh trước khi để dưa bị khú (nghĩa là dưa để quá lâu), vì khi đó hàm lượng nitrite sẽ tăng cao trở lại.

ngo-doc-nitrite-3
Thịt xông khói là món ăn yêu thích nhưng chứa nhiều nitrite

Ngoài ra, một số loại thực phẩm chế biến sẵn như nem chua, lạp xưởng, thịt hun khói, xúc xích, cá và thịt đông lạnh,… để lâu ngày đều là những món có nguy cơ cao dẫn đến ngộ độc nitrat, nitrite. Vì lí do này, hãy cân nhắc lại nếu con bạn đang ghiền những đồ viên chiên, lẩu,… để giúp con ăn chúng một cách hợp lí và an toàn cho sức khỏe.

Nguồn tham khảo: Eva.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *