Nấm da đầu và thói quen thân thiết với thú cưng đôi khi rất nguy hiểm

nam-da-dau-1

Bé 4 tuổi bị nấm da đầu nhưng không phải bệnh bẩm sinh

Một bệnh viện mới đây đã tiếp nhận trường hợp bị nấm da đầu khi tuổi còn rất nhỏ. Đó là bé gái 4 tuổi đến khám trong tình trạng nhiều mảng lớn da đầu của bé bị lộ ra và ửng đỏ. Quan sát kỹ, các bác sĩ nhìn thấy trên da đầu bé có rất nhiều dấu áp xe nhỏ, bị bưng mủ màu trắng đục, nổi lên tương đối rõ ràng. Người mẹ chia sẻ vì lí do này mà bé gần 5 tuổi rồi mà không đi học bất kỳ lớp mầm non, mẫu giáo nào. Gia đình cũng vì sợ dị nghị, lời ra tiếng vào nên cũng đồng ý cho bé ở nhà. Ở những vùng da bị tổn thương, tóc rụng dần rồi thưa ra. Gia đình cũng từng đưa bé đi xét nghiệm ung thư thì kết quả âm tính.

Các bác sĩ tiến hành lấy mẫu tóc, mảng da, mảng gàu trên đầu bé để đi xét nghiệm kiểm tra. Kết quả cho thấy có các bào tử và sợi nấm xuất hiện dưới ống kính hiển vi. Trong khi đó, các nang lông và lớp hạ bì chứa mủ thì không có tế bào nấm ngoài vi khuẩn gây sưng mủ. Các bác sĩ bước đầu kết luận bé gái bị bệnh nấm da đầu.

nam-da-dau-2
Biểu hiện bệnh nấm da đầu

Nguyên nhân nào khiến bé bị nấm da đầu?

Những tưởng bệnh chỉ gặp ở trẻ sơ sinh hoặc trường hợp khác là khi lớn lên, bước vào tuổi dậy thì, hóc môn thay đổi mới dẫn đến bệnh nấm da dầu. Tuy nhiên, bệnh lại xuất hiện ở bé gái mới 4 tuổi.

Khi nói chuyện với bác sĩ, mẹ cô bé cho biết gia đình có nuôi một chú chó. Con gái của cô rất hay chơi với chú chó đáng yêu. Có khi còn cho chú thú cưng ngủ cùng với bé. Các bác sĩ nghi ngờ bệnh từ chú chó cưng có thể đã vô tình lây sang cho bé gái thông qua tiếp xúc gần hàng ngày. Ai cũng hiểu rằng hệ miễn dịch của bé còn chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu. Nên một chút tác nhân bệnh từ bên ngoài cũng có thể tấn công bé.

Quá trình điều trị bệnh nấm da đầu rất phức tạp

Nấm da dầu là loại bệnh tương đối khó điều trị, cần thời gian dài, mà lại khó trị tận gốc. Do đó, bé cần được chữa trị càng sớm càng tốt. Trường hợp xấu khi bệnh kéo dài, cho dù thời gian sau nó được điều trị xong, rất có thể nó sẽ để lại di chứng là một vài vết sẹo lì. Hầu như loại sẹo này sẽ rất khó điều trị.

Các bác sĩ sau đó đã lên cho bé một kế hoạch chữa trị trong thời gian dài. Bé được kê thuốc chống viêm, cùng với trị lan nấm trong hai tuần đầu. Sau đó, bác sĩ dùng thuốc trị nấm. Nhờ việc đáp ứng thuốc tốt của bé, tình trạng bệnh đã được cải tiến đáng kể. Vui mừng hơn là tóc của bé đã có dấu hiệu mọc lại. Đồng nghĩa với việc nếu thuận lợi, bé sẽ sớm hồi phục và được đi học.

Lời cảnh tỉnh với gia đình có nuôi thú cưng

Đây là một bài học với các gia đình có thú cưng như mèo, chó trong nhà. Dẫu biết rằng thú cưng mang lại nhiều niềm vui cho mỗi người, nhưng đối với nhà có con nhỏ, bạn cần đặt sức khỏe và sự an toàn của các con lên hàng đầu. Nếu có nuôi thú cưng, hãy lưu ý những điều sau đây:

  1. Không có các hành động quá thân thiết với thú cưng như hôn, ôm vào lòng, ngủ chung,…
  2. Luôn chú ý đến việc Vệ sinh cơ thể thường xuyên thú cưng, đưa chúng đi tiêm vắc-xin, khám sức khỏe định kỳ. Dọn dẹp nơi ở của chúng sạch sẽ.
  3. Rửa tay sạch sẽ sau khi chơi với thú cưng
  4. Tránh để bé ăn trước thú cưng
  5. Dọn dẹp kịp thời và gọn gàng chất thải của thú cưng. Tránh để bé tiếp xúc gần với chúng vì vừa mất vệ sinh, vừa tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh.
  6. Những bà mẹ khi mới đầu giai đoạn thai kỳ thì nên đến bệnh viện để kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn từ vật nuôi như vi khuẩn Toxoplasma gondii.
nam-da-dau-3
Hãy để bé chơi với thú cưng một cách an toàn

Bên cạnh đó, nếu chẳng may bị chó hay mèo cào phải hay bị cắn, cần rửa vết thương bằng nước sạch ngay lập tức rồi đưa đi tiêm vắc-xin sớm nhất có thể. Biện pháp làm sạch chuẩn y khoa là xả vết thương xen kẽ với nước sạch trong từ 10 đến 20 phút. Bạn có thể cho bé rửa vết thương bằng xà phòng xen kẻ với rửa dưới dòng nước. Nhưng lưu ý là đối với vết xước nhẹ mới làm vậy.

Nguồn tham khảo: Eva.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *