Mục lục
Meme – “não phẳng” là gì? Tại sao nó thống trị mạng xã hội năm 2020?
Meme – “não phẳng” là gì? Là một trào lưu mới nổi trong năm 2020 như liều thuốc chống lại sự hỗn loạn của cuộc sống: trào lưu “Đừng suy nghĩ”.
Năm 2020 xảy ra nhiều vấn nạn vượt ngoài sức chịu đựng của con người như cháy rừng ở Australia, đại dịch Covid-19. Sự tàn bạo của cảnh sát, nền kinh tế sụp đổ, ong bắp cày gây chết người.
Meme – “não phẳng” là gì? Hãy cùng DuyeDangSpa khám phá.
Nhiều tài khoản đã bình luận trên Tiktok, Twitter, Reddit hoặc Tumblr rằng họ chán ngấy với việc phải đối mặt với những vấn đề này và rằng họ không muốn phải chứng kiến thêm bất kỳ điều gì tương tự nữa.
Kêu gọi mọi người đừng làm gì cả
Phong trào này đơn giản là kêu gọi mọi người đừng làm gì cả khi có quá nhiều rắc rối bủa vây và hãy giữ tâm trí trống rỗng, não bộ không nếp nhăn. Trào lưu được ví như khát vọng của con người về sự bình yên, giống như việc đứa trẻ bịt tai lại để không phải nghe lời giảng bài của giáo viên.
Tuy nhiên, hành động này thực tế không làm cho chúng ta bình yên hơn, cũng giống như đứa trẻ bịt tại lại nhưng vẫn nghe được những âm thanh xung quanh mình. Đó chỉ là ước muốn của con người mà thôi.
Video “Return to Monke” trên mạng xã hội. Ảnh: The Wired |
Từ bỏ quyền làm người và quay về làm khỉ
“Từ bỏ quyền làm người và quay về làm khỉ”, “Không suy nghĩ, giữ cho tâm trí trống rỗng”, “Bộ não phẳng không nếp nhăn” hay hình ảnh một bộ não với đầy nếp nhăn, tượng trưng cho việc phải suy nghĩ nhiều và buồn phiền được gắn nhãn là “não bạn” so sánh với một bộ não phẳng, không nếp nhăn, tượng trưng cho việc không phải suy nghĩ nên sẽ không buồn phiền, gọi là “não tôi”.
Những lời kêu gọi, hô hào như vậy xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng xã hội, cho thấy một bộ phận người dùng đang rơi vào tuyệt vọng.
Đây là những tế bào não cuối cùng?
Đoạn nhạc sửa lại này nhanh chóng được các tài khoản khác sử dụng. Họ choàng lên người những chiếc áo rộng hoặc chăn mền rồi nhảy vô thức trên nền nhạc. Bài hát “The Final Countdown” bằng những âm thanh “nee noo nee noo” và đổi lời bài hát thành “Đây là những tế bào não cuối cùng”.
“Hiện tượng này không phải là ngẫu nhiên. Nó xuất hiện vào thời điểm mà thế giới bên ngoài đang gặp phải nhiều vấn đề phức tạp”, theo ông Ryan Milner, Giáo sư văn hóa Internet tại Đại học Charleston.
Theo dữ liệu do trang KnowYourMeme cung cấp, tháng 11 đã ghi nhận được mức chia sẻ và theo dõi cao nhất của trào lưu “Return to Monke”.
Mặc dù vậy, trào lưu “Giữ cho trí não trống rỗng” chưa từng kêu gọi con người ngừng chiến đấu với vấn đề của cuộc sống. Nó chỉ khuyến khích mọi người khi rơi vào trạng thái quá tải. Thay vì lo lắng, hãy thư giãn và mặc kệ mọi thứ xung quanh.
Thông điệp “Từ chối làm người và trở lại làm khỉ”
Hình ảnh so sánh hai bộ não xuất hiện trên mạng xã hội. Ảnh: The Wired |
Nhiều nhà sử học cho rằng 2020 là năm đánh dấu các sự kiện lớn. Biểu tình chống phân biệt chủng tộc hay tỷ lệ cử tri đi bầu chưa từng có. Tất cả đều là những sự kiện có thể thay đổi cả một giai đoạn xã hội. Vậy nên, làm sao mà con người có thể buông bỏ những khoảnh khắc như vậy?
“Bây giờ không phải là lúc để hoài nghi hay tuyệt vọng. Chúng ta phải làm việc. Mỗi người đều quan trọng. Mỗi người đều có một cái gì đó để cho đi”, theo Alexandria Ocasio-Cortez, đại sứ Mỹ.
Bạn nghĩ như thế nào? Hãy tham gia bình luận cùng DuyenDangSpa trong mục công nghệ nhé!
Trích từ: ZINGNEWS