Mẹ bầu lên cơn đau đẻ, la mắng chồng và hành động của người chồng

Người ta vẫn thường nói rằng, nếu muốn biết lòng dạ của người đàn ông như thế nào thì hãy đến khoa sản. Thật vậy, khi vợ phải chịu đựng những cơn đau đẻ thì cái vợ cần nhất ở người chồng đó chính là sự nhân nại, quan tâm của chồng bên cạnh. Hôm nay, Duyên Dáng Spa xin gửi đến các bạn câu chuyện đau đẻ và hành chồng của người chồng khiến các y, bác sĩ bất ngờ.

Người chồng luôn bên cạnh vợ trong phòng sinh và cùng nhau vượt qua giai đoạn “lâm bồn” là điều mà nhiều chị em vô cùng mong muốn. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự hiện diện của người chồng cũng mang lại kết quả hoàn mĩ.

Không ít ông chồng quyết định vào phong sinh cùng vợ

Câu chuyện ở phòng sinh

Hành động của người vợ

Ở trong phòng sinh tại một bệnh viện sản phụ khoa nổi tiếng ở Trung Quốc, sản phụ Tiểu Trần đang đau đớn trong cơn đau đẻ và chuyển dạ. Bên cạnh chị luôn có người chồng luôn sát cánh và hỗ trợ tinh thần cho người vợ khi cần. Vì thế họ luôn muốn trong thời khắc “vượt cạn” quan trọng này sẽ cùng nhau đón con chào đời.

Không phải người đàn ông nào cũng có đủ can đảm để chứng kiến cảnh vợ mình “vượt cạn”. Chồng của Tiểu Trần cũng vậy, chồng vào phòng sinh để có thể động viên tinh thần vợ trong giây phút quan trọng. Thế nhưng điều này có lẽ sẽ không sảy ra và càng khiến chị căng thẳng, lo lắng nhiều hơn. Đó là khi cơn đau lại ngày càng dồn dập, đứa trẻ mãi vẫn chưa ra đời khiến sản phụ phải hét lên: “Em không sinh con nữa đâu! Đau quá!”.

Thấy vợ mình như vậy, chồng của Tiểu Trần vô cùng lo lắng, anh hỏi xem bác sĩ có cách nào giúp vợ sinh nở dễ dàng hơn không, khiến cho bác sĩ bật cười. Trong khi những cơn co thắt càng ngày càng tăng làm cho sản phụ mất hết lý trí và bắt đầu la hét, chửi mắng chồng không ngớt lời. “Tất cả đều tại anh, nếu không có anh thì em đã không phải chịu nhiều đau đớn như vậy”.

Hành động của chồng

Tiểu Trần chẳng thèm để tâm tới các nhân viên y tế bên cạnh, càng mắng chửi người chồng để có thể xoa dịu được cơn đau đẻ. Thế nhưng điều này làm cho những người trong phòng sinh cảm thấy vô cùng xấu hổ. Người chồng liền giơ tay ra tát vợ một phát, điều này làm cho cả phòng sinh im lặng.

Không ai có thể ngờ rằng người chồng lại có hành động với vợ đang trong quá trình vượt cạn như vậy. Để tránh việc sinh con bị trì hoãn, bác sĩ vội vàng thuyết phục chồng của Tiểu Trần ra ngoài trước. May mắn thay, sản phụ Tiểu Trần ngay sau đó cũng đã vượt cạn thành công.

Thấu hiểu được nỗi lòng của các bà mẹ khi sinh con, nhiều bệnh viện đã hỗ trợ cho thêm chồng cùng vào phòng sinh với vợ. Khi đó, chồng cũng sẽ hiểu hơn những khó khăn vợ phải trải qua trong quá trình sinh con. Từ đó sẽ yêu thương vợ hơn và nâng cao tinh thần trách nhiệm chia sẻ công việc chăm sóc con cái với vợ.

Cái nắm tay của chồng giúp vợ vượt cạn thành công

Nhược điểm khi chồng vào phòng sinh

Chồng vào phòng sinh sẽ dễ khiến sản phụ phân tâm

Trong một số trường hợp, sự xuất hiện của chồng ở trong phòng sinh sẽ khiến bà bầu bị phân tâm, căng thẳng và gặp trở ngại trong quá trình sinh con. Do e ngại để chồng nhìn thấy quá trình nhạy cảm, làm cho mẹ không tập trung và thoải mái.

Khi bị căng thẳng, người vợ sẽ khó kiểm soát được những cơn rặn, ảnh hưởng đến nhịp tim và làm cho quá trình sinh con diễn ra khó khăn hơn.

Chồng vào phòng sinh có thể ảnh hưởng tới chuyện chăn gối

Trong phòng sinh, người chồng sẽ tận mắt thấy toàn bộ cơ thể vợ ở trạng thái không hoàn hảo nhất, những hình ảnh đó có thể in sâu vào tâm trí của chồng và làm giảm ham muốn tình dục. Việc chứng kiến tận mắt quá trình vợ đau đẻ và “vượt cạn”, một số ông chồng sẽ càng yêu thương và trân trọng vợ mình hơn.

Tuy nhiên, một số khác lại trở nên lạnh nhạt với vợ, không có ý muốn trong chuyện chăn gối. Đặc biệt, khi chứng kiến cảnh la hét, sự đau đớn mà vợ phải chịu đựng, nhiều ông chồng sẽ có tâm lý sợ gần vợ.

Chồng vào phòng sinh có thể làm cản trở nhân viên y tế

Quá trình sinh nở mất rất nhiều thời gian, vì thế đòi hỏi sự tập trung cao độ ở các y bác sĩ. Tuy nhiên, một số ông chồng vì quá lo lắng sẽ liên tục hỏi han khiến các bác sĩ bị phân tâm và không thể chăm sóc cho thai phụ một cách tốt nhất.

Chồng vào phòng sinh hay không quyết định là ở người chồng. Nếu vợ chồng có thể cùng vợ chịu đựng cơn đau đẻ, cùng nhau vượt cạn, cùng nhau chào đón con yêu đó là điều vô cùng thiêng liêng và hạnh phúc nhất.

Nguồn: Eva.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *