Làm thế nào để trẻ có thể mạnh dạn giao tiếp Tiếng Anh?

Nội dung tin đăngTướngquân Sơn

Với mong muốn phát triển toàn diện cho con, rất nhiều bậc phụ huynh hiện nay đã và đang cho con em mình học tiếng Anh từ rất sớm, gửi con đến các trường, lớp quốc tế. Thậm chí nhiều phụ huynh đã bắt đầu cho bé làm quen với tiếng Anh từ lúc các bé chỉ mới bập bẹ biết nói.

Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại không khỏi lo lắng về việc cho học Anh văn từ quá sớm liệu có tốt cho trẻ không? Làm thế nào để tạo môi trường và khuyến khích bé học tiếng anh một cách dễ dàng, không mang tính chất ép buộc

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho các bậc phụ huynh để giúp trẻ giao tiếp tiếng anh hiệu quả hơn

Việc cho học Tiếng anh từ quá sớm liệu rằng có tốt cho trẻ hay không?

Nghiên cứu của tiến sĩ tâm lý Elaine Schneider

Theo nghiên cứu của tiến sĩ tâm lý Elaine Schneider – một chuyên gia về ngôn ngữ trẻ em tại Mỹ đã khẳng định rằng cho trẻ em tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm càng tốt. Vì theo bà, não bộ của trẻ nhỏ, đặc biệt là độ tuổi từ một đến năm tuổi, các bé được ví như một miếng bọt biển có thể hút các thông tin xung quanh rất nhạy bén và nhanh. Bên cạnh đó, cấu tạo của các cơ quan phát âm và nghe ở trẻ nhỏ tại giai đoạn này cũng giúp các bé dễ dàng bắt chước các âm thanh bé nghe được và hình thành âm điệu của giọng nói.

Hình: bé tự tin giao tiếp
Hình: bé tự tin giao tiếp

Trao đổi của PGS.TS Trần Thị Thu Mai

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Trần Thị Thu Mai – Phó trưởng khoa tâm lý giáo dục của trường Đại học Sư phạm TPHCM cũng nhận định rằng, từ 20 tháng cho đến tám tuổi là giai đoạn các bé phát triển mạnh mẽ nhất về ngôn ngữ, giai đoạn này được gọi là thời kỳ “phát cảm về ngôn ngữ”. Trong thời đại hiện nếu trẻ được tạo điều kiện thuận lợi để học ngôn ngữ thứ hai song song cùng tiếng mẹ đẻ thì không những sẽ phát huy tốt khả năng ngôn ngữ của mình mà còn có thêm khả năng tư duy logic khi trưởng thành.

Tuy nhiên, các bé trong độ tuổi từ môt đến năm tuổi còn rất ham chơi, hiếu động nên việc bắt con học tiếng Anh chỉ bằng lý thuyết chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả cao. Theo các chuyên gia Hội đồng Anh, phụ huynh nên cho con mình bắt đầu học tiếng Anh từ năm tuổi để giúp trẻ giao tiếp tiếng anh là hiệu quả nhất

Làm thế nào để xây dựng cho trẻ môi trường tích cực khi luyện tập?

– Đừng áp lực trẻ phải đưa ra những câu trả lời dài, phức tạp. Hãy cố gắng giúp trẻ dần dần nói những câu trả lời dài hơn, chuẩn xác hơn.

-Để trẻ cảm giác thấy thoải mái nhất khi giao tiếp hãy cho các bé thả lỏng và thư giãn

– Đừng cắt ngang khi trẻ đang nói. Việc dừng khi trẻ đang nói sẽ khiến các em khó giao tiếp một cách mạch lạc, trôi chảy và xây dựng câu hoàn chỉnh được. Việc sửa lỗi có thể nói sau cho đến khi trẻ đã nói xong.

– Tạo cơ hội để trẻ có thể sử dụng từ vựng, cách diễn đạt đã biết  thông qua cuộc sống hàng ngày của bé, qua đó giúp trẻ làm chủ các cách diễn đạt này.

– Yêu cầu trẻ giải thích lại các câu hỏi theo  hướng dẫn của bài họct và phát biểu theo suy nghĩ của bé

– Làm cho hoạt động luyện tập ngoại ngữ trở nên vui vẻ và không quá dài bằng cách tổ chức các trò chơi để bé có thể vừa chơi vừa học

Quan trọng hơn tất cả, hãy tôn trọng nếu trẻ không nói được như mong muốn của các bậc phụ huynh. Phụ huynh không nên ép buộc trẻ phải nói mà cần giúp các em xây dựng sự mạnh dạn trong giao tiếp.

Ảnh: Bé học tiếng anh

Làm thế nào để hoạt động giao tiếp vui vẻ hơn?

Hãy giao tiếp với trẻ về những chủ đề vui vẻ và thú vị đồng thời đưa ra những câu trả lời bất ngờ. Việc vui đùa với các bé , làm mặt cười, ca hát, tổ chức chơi trò chơi… sẽ khiến trẻ nhớ về việc sử dụng ngoại ngữ với những kỷ niệm vui và vô cùng thú vị,thông qua đó giúp các em cảm thấy thoải mái hơn với ngoại ngữ.

Một số trẻ sẽ thấy thích học ngoại ngữ hơn nếu phim hoạt hình, âm nhạc, phim ảnh, hay sách truyện sử dụng ngoại ngữ đó. Và các bé có thể có những món đồ chơi của những nhân vật từ những tác phẩm này. Nếu các bé hay trò chuyện với các món đồ chơi như một người bạn thì bậc phụ huynh có thể nói với các em rằng món đồ chơi này chỉ hiểu tiếng Anh, qua đó kích thích trẻ mạnh dạn và tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh nhiều hơn

Ngoài ra, một số trẻ cảm thấy ngoại ngữ thú vị hơn nếu được học cùng với các hoạt động sáng tạo, như đọc sách, hay diễn kịch,ca hát, chơi trò chơi. Hãy tìm hoạt động mà con trẻ thích nhất và lồng ghép ngoại ngữ vào đó.

Làm thế nào để sửa lỗi sai cho trẻ?

Các bé khi sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp sẽ dễ mắc rất nhiều lỗi. Nếu muốn sửa lỗi, bạn không nên sửa tất cả. Việc này sẽ khiến các bé bị choáng ngợp,khó sửa và khó theo dõi. Hãy dần dần sửa từng lỗi một, qua đó đảm bảo việc các em sẻ cải thiện tốt hơn về lâu dài.

Phụ huynh cũng cần đợi các em nói xong trước khi bắt đầu sửa lỗi, qua đó xây dựng sự mạnh dạn khi giao tiếp tiếng anh, cũng như  phát triển và duy trì tính mạch lạc trong tư duy giao tiếp.

Trích dẫn: kenhtuyensinh.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *