Có bao giờ bạn tự hỏi đã bao nhiều lần bạn từ bỏ quyết tâm học tiếng Anh của mình chưa?
Bạn đã không ít lần “quyết tâm” học tiếng Anh nhưng rồi chỉ vài ngày sau lại bị nhụt chí và cuối cùng bạn từ bỏ nó?
Nguyên nhân có thể xuất phát từ ban đầu với chiến thuật chưa thực sự phù hợp.
Việc học ngôn ngữ thứ 2 nếu không luyện tập thường xuyên thì sẽ rất nhanh quên. Vậy nên đòi hỏi bạn phải có ý chí luyện tập. Dưới đây là bí quyết giúp bạn có cách học tiếng anh một cách kiên trì, lâu dài mà không gây chán nản.
Mục lục
1. Học một cách chậm rãi, có tổ chức
Điểm tích cực
Khi mới bắt tay học một ngôn ngữ, tinh thần học tập của bạn rất cao, nhiệt huyết và hầu như không có giới hạn.
Điểm tiêu cực
Đó là một điểm tích cực nhưng bên cạnh đó, bạn không nên để cảm xúc này chi phối và lấn áp. Bởi khi sự hứng khởi ban đầu dần phai đi, bạn sẽ có cảm giác không biết phải tìm thấy động lực ở đâu để tiếp tục học tập.
Thay vào đó, người học cần định hướng cảm xúc của mình, đừng để nó chợt bừng sáng trong chốc lát rồi vụt tắt và biến mất. Một số người học chăm chỉ ngay từ ban đầu liên tục hàng giờ một cách hào hứng .
Sang tuần tiếp theo, họ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và nhụt chí, có ngày học có ngày không. Dần dần, họ cảm thấy mệt mỏi, chán nản và từ bỏ luôn mục đích ban đầu của mình
Điều bạn cần làm
Do đó, sẽ tốt hơn nếu bạn bắt đầu mọi việc chậm rãi, chế ngự cảm hứng của mình để bảo đảm rằng việc học là một thói quen hằng ngày không thể thiếu.
Bạn có chỉ cần học 10 phút mỗi ngày để duy trì thói quen, đọc những mẫu chuyện dễ nhớ, những bài báo tiếng Anh vui vẻ, thay vì học liên tục trong một tuần và để nó đi vào quên lãng trong những ngày kế tiếp.
2. Tận dụng trí nhớ hữu hạn
Chúng ta vẫn thường ước mơ rằng sẽ có bộ não siêu phàm có thể ghi nhớ mọi thứ. Tuy nhiên, một trí nhớ hữu hạn lại phát huy tác dụng nếu bạn luyện tập thường xuyên và biết cách sử dụng nó.
Việc phải nhớ chính xác tất cả các cụm từ không phải lúc nào cũng hiệu quả, nhất là khi bạn tham gia cuộc nói chuyện và cụm từ bạn học được từ sách lại ít được dùng khi tham gia cuộc hội thoại. Bạn hãy thử dùng trí nhớ “không đầy đủ” của mình và kết nối những mảnh kiến thức bạn học được, xoay sở và tìm cách diễn đạt chính xác điều bạn muốn. Học cách diễn đạt linh hoạt giúp bạn có thể nhớ mọi thứ tốt hơn và hơn nữa là rèn luyện bộ não của mình trở nên linh hoạt. Vì vậy, hãy tập luyện việc sử dụng bộ não để nhớ mọi thứ một cách thông minh nhất.
3. Không nên chính xác tuyệt đối
Thực tế thấy rằng, không có ai hoàn hảo, nên bạn không cần cố biến mình thành một người như thế. Một trong số nguyên nhân khiến bạn không thể nói trôi chảy một ngôn ngữ chính là khát khao chinh phục mục tiêu đó chưa đủ cao.
Tất nhiên bạn có thể đạt đến trình độ đó, tuy nhiên nó không phải là yếu tố nên được ưu tiên trong giai đoạn mới bắt đầu học. Bạn có thể cảm giác rằng mình đang lạc trôi trong mớ ngữ pháp hỗn độn khi muốn nói một điều gì đơn giản. Càng về sau, bạn sẽ từ từ thấy mỏi mệt vì phải luôn cố gắng để nói ra một câu tiếng Anh thật chuẩn.
Vì vậy, hãy nhớ rằng nếu ngại nói vì mình chưa biết hết mọi thứ , bạn sẽ rất khó cải thiện được khả năng của mình. Đừng sợ hãi khi mắc lỗi khi mở miệng nói. nếu bạn làm được điều đó sau một thời gian, bạn sẽ nhận thấy bản thân dần tiến bộ một cách đáng ngạc nhiên đó.
4. Tự thưởng cho bản thân
Cuối cùng, bạn đã xây dựng cho mình một thói quen học tập hằng ngày, không ngại mắc lỗi và đã đạt được sự tiến bộ đáng ngạc nhiên. Bạn có chắc chắn rằng mình đã nói chuẩn tất cả âm khó trong tiếng Anh, sử dụng chính xác các đại từ phức tạp?
Đã đến lúc bạn nhìn lại sự tiến bộ qua thời gian của bản thân và tận hưởng thành công của mình trong chốc lát. Bạn có thể tự thưởng cho bản thân mình như đi xem phim, xem ca nhạc, đi du lịch hay đơn giản hơn, hát thật to để chúc mừng cho những điều bạn đạt được.
Đừng học một cách điên cuồng như một con vẹt. Điều này sẽ giúp việc học trở nên thú vị hơn, bạn sẽ học hiệu quả hơn, nhớ lâu hơn và có thêm nguồn cảm hứng cho mỗi ngày.
5. Thiết lập mục tiêu
Thay vì chọn một mục tiêu khá mơ hồ làm bạn không biết phải bắt đầu từ đâu. Thì bạn hãy vạch rõ mục tiêu chính của bản thân mình ” học tiếng anh để làm gì? “. Ví dụ học để tìm kiếm tình yêu, để tăng lương hay tìm một công việc mới? Hãy tự mình vạch ra cách học tiếng anh phù hợp và thực hiện từng bước nhỏ, kiên trì với mục tiêu đó để khiến con đường chinh phục đỉnh núi ngôn ngữ trở nên rõ ràng, gần gũi hơn.
Trên đây là cách học tiếng anh giúp bạn duy trì động lực học mỗi ngày. Rất nhiều làm được, bạn cũng thế. Nào bắt tay vào thực hiện thôi!
Nguồn: kenhtuyensinh.vn