Vừa qua, công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di sản tại Hà Nội đang bị ảnh hưởng không nhỏ do những vi phạm trong xây dựng gây nên. Cụ thể, trên địa bàn Hà Nội đang có những hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích mang nhiều bất cập. Tình trạng xây dựng các công trình không phép và trái phép đang diễn ra tại Thủ đô. Điều này gây nên nhiều bức xúc trong dư luận vì gây ảnh hưởng nặng nề đến các khu vực bảo tồn di tích. Để giải quyết được vấn đề này, cần đến sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương và ý thức của người dân. Đồng thời, đây cũng là một bài toán khó trong việc kiểm soát và ngăn chặn việc phá hỏng di tích của các cơ quan có trách nhiệm.
Mục lục
Tình trạng xây dựng trái phép các công trình tại khu di tích
Trong thời gian trước đây, vụ việc vi phạm đình đám đã làm “ngòi nổ” gây ảnh hưởng đến công tác bảo tồn di sản tại địa phương. Điển hình có thể thấy là vụ việc tháo dỡ, xây mới toàn bộ đình Lương Xá tại huyện Ứng Hòa. Ngoài ra việc xây mới và lắp đặt nhiều hạng mục không phù hợp trong không gian ở chùa Khúc Thủy (huyện Thanh Oai) cũng là một hoạt động nhận về nhiều chỉ trích của người dan.
Gần đây đã xuất hiện kết quả một chương trình khảo sát của Hà Nội về công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa. Theo kết quả khảo sát, trên địa bàn thành phố còn tồn tại nhiều trường hợp tự ý xây dựng, tu bổ di tích. Đây là những trường hợp xây dựng chưa có thỏa thuận của cơ quan quản lý văn hóa có thẩm quyền.
Song, nhiều di tích còn tồn tại hiện tượng tự ý tu sửa, sơn thếp tượng, hiện vật, đồ thờ; đưa các loại vật liệu xây dựng, tiếp nhận công đức các hiện vật, sắp xếp vị trí không phù hợp với di tích.
Cách giải quyết của cơ quan có trách nhiệm
Mới đây, tại làng cổ Đường Lâm (thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), UBND thị xã đã lên kế hoạch cưỡng chế, giải tỏa những trường hợp bất hợp tác trong vấn đề này. Kế hoạch được thực hiện với mục đích phục hồi nguyên trạng những cảnh quan, không gian di tích sau nhiều lần tuyên truyền, vận động chủ đầu tư chủ động tháo dỡ, khắc phục vi phạm trong trật tự xây dựng tại khu vực của di tích.
Theo Ban quản lý Di tích Làng cổ Ðường Lâm, các công trình cần cưỡng chế đợt này vi phạm nhiều kiểu khác nhau. Trong đó có thể kể đến như tự ý xây dựng, sửa chữa không xin phép cơ quan chức năng. Hoặc cũng có trường hợp có giấy phép xây dựng, sửa chữa, nhưng thực hiện không đúng thiết kế.
Hướng giải quyết trong tương lai
Nhiều hướng giải quyết đã được đưa ra với mục tiêu hướng đến việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Đồng thời những cách giải quyết này cũng ngăn chặn kịp thời những vi phạm ảnh hưởng tới công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Vì thế Sở Xây dựng Hà Nội gần đây đã ban hành văn bản về việc nâng cao kiểm tra, xử lý công trình xây dựng, phục dựng, tu bổ, tôn tạo không phép, trái phép tại các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố.
Theo lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội chia sẻ, Sở đã đề nghị các quận, huyện, thị xã chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các công trình xây dựng không phép, trái phép. Đặc biệt đối với công trình xây dựng, phục dựng, tu bổ, tôn tạo không phép, trái phép tại các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố cần được ngăn chặn.
Lời kết
Việc ngăn chặn các công trình tự ý gây ảnh hưởng đến khu bảo tồn di tích là cần thiết và cấp thiết. Để bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố hiệu quả, trách nhiệm của người dân và các cơ quan địa phương là rất lớn. Kiểm soát hiệu quả tình trạng này sẽ là cách tốt nhất để hình ảnh địa phương nói chung và các khu bảo tồn nói riêng được bảo vệ. Trong tương lai, hy vọng tình trạng này sẽ được ngăn chặn tuyệt đối và hiệu quả với những chính sách của các cơ quan đề ra.
Nguồn: Báo Văn hóa