Hóc hạt nhãn và sai lầm tai hại nhiều cha mẹ mắc phải với con nhỏ

hoc-hat-nhan-1

Bé nhập viện cấp cứu vì hóc hạt nhãn

Phó trưởng khoa Cấp cứu chống độc của Bệnh viện Nhi trung ương – thạc sĩ, bác sĩ Phạm Ngọc Toàn cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một bệnh nhi nhập viện trong trạng thái hôn mê nguy hiểm vì bị hóc hạt nhãn. Đó là trường hợp của một bé trai 2 tuổi, sống cùng gia đình ở Nam Định. Gia đình em chia sẻ, trong thời gian ở nhà, chú của cậu bé đã cho em ăn nhãn nhưng lại để nguyên trái. Hậu quả thật không thể ngờ khi bé bị hóc hạt nhãn.

Trong lúc ăn, người chú hay trêu đùa với cháu trai. Kết quả là khi cười, bé đã bị sặc, em vô tình nuốt phải hạt nhãn. Ngay lập tức, cháu bé có dấu hiệu tim ngừng đập. Quá hoảng loạn, người chú đưa bé ngay đến bệnh viện quận. Rất nhanh chóng, các bác sĩ đã sơ cứu rồi đặt nội khí quản, đồng thời bố trí máy oxi hỗ trợ bé hô hấp. Tình hình không mấy khả quan nên em được chuyển tuyến lên bệnh viện thành phố.

Hôn mê sâu vì hóc hạt nhãn

Cấp cứu tại bệnh viện Nhi Trung ương, qua máy nội soi, các bác sĩ nhận thấy hạt nhãn bị mắc kẹt ngay đầu nắp thanh môn. Và bởi vì công đoạn xử lý ban đầu chưa hợp lí nên đã khiến bé lâm vào tình trạng hôn mê. Theo bác sĩ Toàn, đội ngũ bác sĩ đã tích cực cấp cứu. Tuy nhiên là do đến bệnh viện quá muộn nên bệnh nhi đã bị tổn thương đến não. Cộng với tình trạng thiếu oxy lên não và máu nên trạng thái của bé lúc này là đang phải sống thực vật.

Nhiều bé hóc hạt trái cây rất nguy hiểm

Đây không phải là trường hợp duy nhất tại bệnh viện trẻ bị hóc hạt trái cây. Trước đó, bệnh viện Nhi Trung ương cũng từng tiếp nhận một tình huống khác bé bị hóc hạt chôm chôm. Bé cũng được đưa đến bệnh viện ngay sau khi gia đình phát hiện. Mặc dù cũng lâm vào tình trạng thiếu oxy lên não như bé trước, nhưng bé này vẫn kịp thời cứu chữa và hiện đang được điều trị tích cực tại phòng hồi sức đặc biệt của bệnh viện. Em tạm thời đã qua cơn nguy hiểm nhưng vẫn còn trong trạng thái hôn mê.

hoc-hat-nhan-2
Hãy cẩn thận khi cho bé ăn trái cây có hạt

Sơ cứu khi bé bị hóc dị vật

Từ những tình huống nguy hiểm trên, bác sĩ Toàn giải thích, việc sơ cứu kịp thời và đúng cách khi trẻ bị nuốt phải dị vật là vô cùng cần thiết và quan trọng. Theo đó, nếu bé bị hóc hạt trái cây, hạt dẻ, hạt hướng dương,… hãy khuyến khích trẻ ho thật mạnh, tạo áp lực ép dị vật văng ra. Đồng thời đưa ngay bé đến các cơ sở y tế đáng tin cậy gần nhà trong thời gian sớm nhất.

Đối với tình huống bé không tự ho được, hoặc ho nhưng không hiệu quả, hay bất tỉnh thì cần đặt tay lên mũi và tim xem trạng thái hô hấp và tuần hoàn của bé đang như thế nào. Khi phát hiện tim ngừng đập, cần tiến hành hô hấp nhân tạo (ép tim ngoài lồng ngực), kích thích tim đập trở lại.

Với bé vẫn còn tỉnh nhưng ho lại kém hiệu quả, bạn cần hỗ trợ bé bằng cách ấn ngực, vỗ lưng. Tốt nhất là để bé ngồi trên ghế, đặt bé lên cánh tay bạn, giữ phần đầu bé chúi xuối, nghiêng sang 1 bên, rồi vỗ vào lưng bé 5 lần, tăng lực một chút sau mỗi lần vỗ. Nếu dị vật vẫn không văng ra thì bạn cần lật ngược bé lại rồi tiến hành ấn ngực, vùng gần tim.

hoc-hat-nhan-3
Cách sơ cứu cho bé khi hóc dị vật

Sau khi thực hiện các bước sơ cứu trên, nếu dị vật vẫn không được loại bỏ, việc cuối cùng cần làm là đưa bé ngay đến bệnh viện gần nhất.

Nguồn tham khảo: Eva.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *