Giun đũa chó, mèo và sự cảnh giác với những gia đình có con nhỏ

giun-dua-1

Bé 4 tuổi nhiễm giun đũa

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới – Bác sĩ Bùi Thị Đến – thuộc Trung tâm Sản – Nhi  cho biết, gần đây bệnh viện tiếp nhận rất nhiều ca viêm màng não ở mọi độ tuổi. Trong đó, trường hợp tương đối nghiêm trọng là ở bé Đ. 4 tuổi, sống cùng gia đình tại Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Em bị mắc bệnh giun đũa từ chó, mèo. Biến chứng bệnh giun khiến em bị viêm màng não cấp tính. Em được đưa đến cấp cứu trong tình trạng mất ý thức, sốt cao, đau đầu vùng ván, nôn rất nhiều.

Biến chứng đến viêm màng não

Ngay lập tức, bé Đ. được khám lâm sàng. Kết quả xét nghiệm cho thấy bé mắc bệnh viêm não, viêm màng não. Đồng thời, gia đình nhận được kết quả dương tính của bé Đ. Với giun đũa cùng với sán lá gan lớn. Sau đó, em được đưa đi chụp cộng hưởng bộ não (viết tắt trong y học là MRI). Các bác sĩ cũng tiến hành chọc dò dịch não tủy để xét nghiệm thêm nhằm xác định mức độ bệnh viêm não – màng não của bé Đ.

Kết quả chụp MRI nói lên rằng, bệnh nhi có biểu hiện biến đổi dịch não tủy. Ngay lập tức, các bác sĩ phải dùng phác đồ điều trị tích cực để khắc chế bệnh cùng các biến chứng bằng cách kết hợp kháng sinh với thuốc tẩy giun.

Sau 3 tuần nỗ lực điều trị, đáng mừng là tình trạng sức khỏe bé Đ. Đã tương đối ổn định. Tái xét nghiệm bằng máu, chỉ số bạch cầu ái toan đã giảm, chỉ số dịch não tủy bình thường trở lại. Không lâu sau đó, em được về nhà cùng gia đình với lịch tái khám sau 1 tháng.

Trẻ em rất mẫn cảm với ấu trùng giun, sán

Bác sĩ Bùi Thị Đến giải thích, trẻ em là đối tượng cực kỳ nhạy cảm với bệnh giun, sán do sở thích chơi đùa với đất cát. Trong khi đó, đất cát lại là nơi trú ngụ của trứng giun vì bản tính phóng uế bừa bãi của thú nuôi như chó, mèo,…

Kẻ thù gây bệnh là Toxocara cati hay Toxocara canis. Đây là một loài giun có thân hình tròn, dài. Bạn sẽ thấy quen thuộc hơn với một cái tên phổ biến của nó – giun đũa chó, mèo. Những con giun này trong cơ thể vật nuôi sẽ sinh sôi nảy nở không ngừng. Trứng giun theo đường tiêu hóa và được đưa ra ngoài cùng với phân. Thời gian hóa phôi của trứng giun đũa là khoảng 1 đến 2 tuần sau khi được phóng thích ra ngoài. Và đó chính là giai đoạn dễ xâm nhập vào cơ thể người nhất. Sau đó, nó sẽ vận hành chu trình sinh trưởng của nó như ở trong cơ thể vật nuôi.

Phòng tránh bệnh giun đũa cho trẻ nhỏ

Để phòng tránh bệnh giun đũa từ chó, mèo sang người, bác sĩ Bùi Thị Đến khuyên: mọi người dân, nhất là những hộ gia đình có vật nuôi, cần thường xuyên làm vệ sinh xung quanh. Tập trung nhiều vào những nơi chó mèo thường phóng uế như vỉa hè, bãi đất trống,… Đồng thời không để bé tiếp xúc gần với các khu vực này.

Bên cạnh đó, đừng để bé ôm chó, mèo trong lòng, hôn chúng, ngủ với chúng,… Bạn cần giải thích rõ cho các con về sự nguy hiểm và những mối hại tiềm tàng về những căn bệnh giun, sán.

giun-dua-3
Đừng quá thân thiết với thú nuôi vì có nguy cơ mắc giun đũa

Ngoài ra, bạn cũng cần dạy cho bé những thói quen sinh hoạt khoa học, vệ sinh như rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Đồng thời, hạn chế ăn các món gỏi, tái. Thay vào đó, hãy thực hiện ăn chín uống sôi. Các loại rau ăn sống, trái cây cũng cần được rửa sạch bằng nước muối loãng, và tất nhiên là phải chọn địa điểm mua đủ tin cậy.

Tẩy giun định kỳ là biện pháp an toàn

Bên cạnh các biện pháp cá nhân, bạn cũng cần cho bé tẩy giun định kỳ. Đừng quên khám và tẩy bệnh giun cho những chú thú cưng nhà bạn.  Đối với chó mèo, chúng nên được tẩy giun vào lúc 3 tuần tuổi. Thời gian tái tẩy giun định kỳ là 6 tháng một lần. Nhưng sau lần tẩy đầu tiên, 2 tuần sau, bạn cần tái tẩy một lần nữa.

giun-dua-2
Bác sĩ khuyến cáo tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần

Giun, sán là bệnh không chỉ gặp ở trẻ em. Người lớn nếu sinh hoạt không hợp vệ sinh cũng đối mặt với nguy cơ rất cao nhiễm bệnh –  Trưởng khoa Khám bệnh chuyên ngành, Viện sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung Ương – bác sĩ Trần Huy Thọ cho hay.

Bác sĩ Thọ cũng nói thêm: Không chỉ nhà nào có chó, mèo mới có nguy cơ bị giun đũa. Thực tế, ăn những món ăn có dính ấu trùng, trứng giun cũng dẫn đến nguy cơ bị bệnh.

Vì các lí do trên, bác sĩ khuyến cáo mọi người nếu thấy các dấu hiệu như buồn nôn, nôn khi ăn, đau bụng, mệt mỏi, ngứa ngáy,… thì cần đi xét nghiệm ngay. Tuy nhiên, giai đoạn đầu của bệnh, các dấu hiệu nhận biết là không rõ ràng, và không thường xuyên. Do đó nhiều người sẽ chủ quan. Để lâu ngày, giun sinh sôi nảy nở, gây bệnh nặng hơn. Nguy hiểm hơn là dẫn đến tình trạng viêm não, viêm màng não như trường hợp của bệnh nhi đầu bài. Chủ quan là một tên sát nhân thầm lặng tồn tại trong mỗi người.

Nguồn tham khảo: Eva.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *