Đình An Hội và miếu Sa Tân là 2 di tích kiến trúc nghệ thuật mới

UBND quận Gò Vấp, TP.HCM  vô cùng hân hoan khi là địa điểm tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố vào ngày 27/11. Hai di tích được chọn là đình An Hội (phường 8) và miếu Sa Tân (phường 5).

Các bạn hãy theo chân tôi tìm hiểu nét hào hùng theo thời gian của hai di tích xứng tầm được nêu trên.

Đình An Hội vừa giữ được nét truyền thống vừa trang hoàng mang nét hiện đại

Đình An Hội ngày nay hội tụ nhiều công trình đình, miếu, nhà thờ họ tộc, đài tưởng niệm các liệt sĩ, phối tự nhiều đối tượng thờ cúng. Nhưng không gian thờ tự vẫn được Ban trị sự đình và cư dân địa phương giữ gìn, coi sóc cẩn thận. Hơn thế nữa, khuôn viên thông thoáng, sạch sẽ; chiêm bái nghiêm trang; phát huy tốt truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Cùng đón nhận Bằng xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật với đình An Hội, miếu Sa Tân nằm bên bờ sông Vàm Thuật. Để bà con, khách thập phương đến cúng viếng tham quan. Trải qua nhiều lần sửa chữa, tu bổ nhưng miếu Sa Tân vẫn lưu giữ nét kiến trúc đình làng truyền thống Nam bộ. Và chịu sự ảnh hưởng của phong cách kiến trúc, trang trí Trung Hoa.

Miếu Sa Tân và những bí ẩn chưa có lời giải đáp

Hiện nay kiến trúc miếu Sa Tân được xây dựng từ năm nào vẫn còn là một ẩn số. Tuy nhiên, theo một số cụ cao niên trong vùng đoán ước. Miếu được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIX bên bờ sông Bến Cát (nay là sông Vàm Thuật) thuộc xã Hạnh Thông, tổng Bình Trị Thượng, huyện Gò Vấp (quận Gò Vấp ngày nay).

Trước đây mặt tiền của ngôi miếu Sa Tân quay về hướng dòng sông Bến Cát (Vàm Thuật). Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên Ban trị sự quyết định hướng mặt tiền miếu giáp đường Trần Bá Giao (giấu tích còn lại là 2 con rồng trên vách tường chính điện) như hiện nay.

Lợi thế phát triển từ khuôn viên miếu Sa Tân

Bạn có biết là trong khuôn viên miếu Sa Tân có một lối đi nội bộ?

Lối đi này dẫn ra Bến đò kết nối với di tích kiến trúc nghệ thuật miếu Nổi nằm giữa dòng sông Vàm Thuật để người dân. Khách tham quan có thể thuận lợi đến chiêm ngưỡng, cúng bái, nghiên cứu tại miếu Sa Tân trước khi tiếp tục đi đến miếu Nổi.

Đây chính là lợi thế để phát triển du lịch văn hóa, thu hút đông đảo người dân đến tham quan, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử – văn hóa cho các tầng lớp Nhân dân. Bên cạnh đó, điều này cũng góp phần quảng bá về giá trị của hệ thống di tích lịch sử – văn hóa của địa phương này.

Cũng trong dịp này, UBND quận Gò Vấp tổ chức triển lãm hình ảnh di tích lịch sử văn hoá

Trưng bày sách và nhiều hoạt động thi đua. Những cố gắng ấy nhằm tiếp tục thực hiện chủ đề năm 2020: “Năm đẩy mạnh các hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị”. Hoạt động này do Thành phố phát động gắn với kỷ niệm 15 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm phát biểu

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm nhấn mạnh: “Thời gian qua, lãnh đạo TPHCM luôn quan tâm chỉ đạo đầu tư cho công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử – văn hóa; rà soát bổ sung các công trình, địa điểm có giá trị lịch sử – văn hóa vào danh mục các công trình, địa điểm kiểm kê di tích lịch sử – văn hóa thành phố; đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng các di tích, gắn kết di sản văn hóa với phát triển kinh tế – xã hội, góp phần quảng bá di sản văn hóa Việt Nam đến với công chúng”.

Lời kết

Với việc đón nhận Bằng xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố cho hai công trình. Hiện tại, trên địa bàn Gò Vấp đã có 11 công trình được xếp hạng di tích. Trong đó, 3 di tích cấp quốc gia (tịnh xá Ngọc Phương, đình Thông Tây Hội, chùa Sắc Tứ Trường Thọ) và 8 di tích cấp thành phố.

Bạn có cảm nhận gì về hai di tích đình An Hội và miếu Sa Tân ở trên. Bạn đã có dịp tham quan, chiêm ngưỡng hai di tích đặc sắc mang đậm màu sắc cổ truyền dân tộc này chưa? Tôi cam đoan bạn sẽ có trải nghiệm thú vị, mang cảm giác hào hùng như sống lại những năm cha ông ta dựng nước khi đến nơi đây.

Nguồn: baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *