Dị ứng thức ăn, một bé trai nguy kịch vì biến chứng sốc phản vệ

di-ung-thuc-an-1

Bé từ dị ứng thức ăn đến sốc phản vệ

Bác sĩ Lê Quỳnh Chi cho biết, bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội vừa tiếp nhận một trường hợp bé trai 10 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc phản vệ. Bé trai sống cùng gia đình tại Hà Nội. Em được chuyển ngay vào khó hồi sức cấp cứu tích cực vì tình trạng sức khỏe đang nguy kịch. Em nhập viện chỉ vì ăn một cái hamburger trong tiệc sinh nhật. Và em đã bị dị ứng thức ăn.

Gia đình bệnh nhi chia sẻ, trước đó, bé trai từng bị dị ứng với bột mỳ. Tuy nhiên, người nhà không đưa em đi khám. Một tuần trước nhân dịp tiệc sinh nhật của mình, em ăn hết một cái hamburger bò. Chỉ khoảng 10 phút sau, em thấy ngứa và đỏ khắp người – là dấu hiệu của phát ban. Bé bị khó thở, tức ngực, rồi bất ngờ rơi vào trạng thái bất tỉnh. Em được người nhà đưa đến bệnh viện ngay sau đó.

di-ung-thuc-an-2
Dấu hiệu dễ nhận biết khi bị dị ứng thức ăn

Phác đồ chống phản vệ được áp dụng để cứu sống bệnh nhi

Đối mặt với tình trạng nguy kịch kèm khó thở, các bác sĩ sử dụng phương pháp cấp cứu bằng một phác đồ chống sốc phản vệ. Thật may mắn rằng em đã được cấp cứu kịp thời. Em hồi phục tương đối tốt. Em được xuất viện sau 1 tuần mà không cần tiến hành phương pháp lọc máu.

Các bác sĩ chia sẻ, sốc phản vệ là hiện tượng phản ứng với chứng dị ứng nghiêm trọng. Nếu không được xử lý kịp thời, sốc phản vệ rất dễ dẫn đến tử vong. Hiện tượng này đều xảy ra ở cả người lớn và trẻ em nếu ăn uống không kỹ càng.

Không ít trường hợp sốc phản vệ vì dị ứng thức ăn

Một trường hợp sốc phản vệ tương tự xảy ra tại một bệnh viện ở Thanh Hoá. Đó là một bé gái mới 5 tháng tuổi. Em bị sốc phản vệ sau khi mẹ em pha sữa bột cho em uống.

Như bạn đã biết, trẻ em là đối tượng cực kỳ nhạy cảm với các loại thực phẩm có tiềm ẩn nguy cơ gây sốc phản vệ. Báo cáco của bệnh viện Nhi Trung ương mới đây cho thấy, 94.2% bé dưới 2 tuổi từng bị dị ứng từ 1 đến 3 lần với thức ăn lạ. Trong đó, khoảng 60% trường hợp có dấu hiệu lâm sàng chỉ sau một vài phút đến dưới 60 phút.

Đặc điểm dấu hiệu lâm sàng của dị ứng thức ăn là rất đa dạng và dễ nhận biết. Trong đó, có 88.4% trẻ bị tiêu hóa, 88.4% có biểu hiện đỏ nhẹ ở ngoài da, 88.4% ở niêm mạc 88,4%, 44.2% về hô hấp, và khoảng 15,1% bé bị dị ứng toàn thân. Trong đó, nặng nhất là hiện tượng sốc phản vệ.

Nhiều người bị dị dứng với các loại thức ăn khác nhau

Trên toàn thế giới có khoảng 250 triệu người bị dị ứng thức ăn. Ở trẻ em, có khoảng 5% đến 8% bé bị dị ứng thực phẩm, trong khi đó, ở người lớn, tỉ lệ này chiếm từ 1% đến 2%. Theo nhiều nghiên cứu đáng tin cậy, hiện tượng dị ứng thức ăn khả năng cao là do di truyền, cơ địa mẫn cảm.

di-ung-thuc-an-3
Sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ bị dị ứng thức ăn

Qua trường hợp các bệnh nhi trên, bác sĩ khuyến nghị cha mẹ cần quan tâm và cân nhắc kỹ lưỡng đến thói quen ăn uống của con mình. Ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, cha mẹ trước hết cần nghĩ ngay đến loại thức ăn lạ nào mà con đã ăn, hoặc liệu loại thức ăn đó có phải là món dị ứng với mình hay không? Có thể, bé đã di truyền chứng dị ứng từ cha mẹ. Do đó, cần đưa bé đến các cơ sở y tế thăm khám kịp thời. Dị ứng thì tương đối bình thường nhưng dị ứng thức ăn ở trẻ thì rất nguy hiểm.

Trong trường hợp bé đã bị dị ứng trước đây với một số món ăn, đừng cố tập cho bé ăn món đó với mục đích “giúp bé hết dị ứng”. Hãy ghi nhớ rằng con nhỏ có sức đề kháng chưa tốt bằng bạn, khi ăn nhiều thức ăn không hợp, chứng dị ứng nhiều khi sẽ dẫn đến sốc phản vệ. Đôi khi gây nguy hại đến tính mạng.

Sơ cứu trong trường hợp trẻ bị dị ứng thức ăn

Để chắc chắn hơn trong trường hợp nhà ở xa trung tâm y tế, cha mẹ nên dự phòng sẵn trong nhà ít nhất 1 đến 2 liều tiêm Adrenaline. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể mang theo chúng cùng bé khi đến trường hay đi dã ngoại. Trong y tế, đây là thuốc tổng hợp từ adrenaline tự nhiên có trong cơ thể con người.

Nếu sử dụng đúng cách, một liều Adrenaline sẽ phát huy công dụng nhanh chóng. Việc dùng Adrenaline kịp thời và phù hợp có thể giúp cứu sống bệnh nhân. Khi bé bị dị ứng hay sốc phản vệ, bạn cần chủ động tiêm ngay cho bé một liều Aderaline. Sau đó, chớ chủ quan mà phải đưa bé đến bệnh viện gần nhất, đề phòng trường hợp chuyển biến xấu hơn.

Nguồn tham khảo: Eva.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *