Dấu hiệu nhận biết ở trẻ nhỏ khi cơ thể thiếu vitamin B12

vitamin-b12-2

Sự quan trọng của vitamin B12

Vitamin B12 đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Nó liên quan đến chức năng thị lực, hô hấp, tuần hoàn, xương, thần kinh,… Hãy tham khảo một số biểu hiện để biết được xem liệu bé nhà bạn có đang bị thếu vitamin B12 hay không.

vitamin-b12-1
Một số thực phẩm giàu vitamin B12

Dấu hiệu nhận biết bé bị thiếu vitamin B12

Thể trạng yếu, hay mệt mỏi, choáng váng đầu óc

Đây là các biểu hiện thường gặp nhất khi bé bị thiếu vitamin B12. Bởi vì lúc này, cơ thể bé sẽ ít sản xuất ra tế bào hồng cầu. Từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc đưa oxi vào máu, dẫn đến thiếu máu truyền đến các bộ phận cơ thể. Hậu quả là, con bạn thường thấy buồn ngủ, choáng váng đầu óc mỗi khi đứng dậy. Tinh thần mệt mỏi, đôi khi lầm lì, hoạt động chậm chạp, ít phản ứng với các sự việc xung quanh.

Nhiều cha mẹ nhầm lẫn các dấu hiệu này và cho rằng đó là hậu quả của mất ngủ, hay bé học tập căng thẳng trong thời gian dài (mùa thi cử, kiểm tra). Nhưng nếu tình hình của bạn ngày càng tệ hơn, các mức độ gia tăng, tốt nhất là đưa bé đi khám, xét nghiệm máu nhằm đo lường hàm lượng vitamin B12 có trong máu xem có phải bé bị thiếu loại vitamin này rồi hay không.

Khó thở

Những khi vận động nhiều (chạy bền môn thể dục, đi bộ từ trường về nhà, hay chỉ đơn giản là trèo lên 1 – 2 tầng bậc thang,…) mà bé cảm thấy mệt lừ, khó thở, đó là một trong các biểu hiện của thiếu vitamin B12. Trong cơ thể, vitamin B12 cùng hỗ trợ chức năng sản xuất protein và hemoglobin để vận chuyển oxy vào máu. Do đó, thiếu vitamin này có thể làm cho hàm lượng oxy vận chuyển đến các mô bị giảm, gây nên tình trạng thiếu máu. Từ từ sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể và khó thở.

Thường xuyên bị tê tay chân và tổn thương dây thần kinh

Thiếu vitamin B12 dẫn đến suy yếu các dây thần kinh. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho sau mỗi lần bé đang nằm hay ngồi thì khi đứng dậy, bé có cảm giác như bị chi chít kim châm đâm nhẹ lên bàn tay, bàn chân. Đừng coi thường triệu chứng này vì sau khoảng vài phút nó sẽ tự hết. Bởi chúng có thể sẽ dẫn đến dị cảm.

Vitamin B12 là chất thiết yếu trong hệ thần kinh bởi nó liên quan đến sự hình thành myelin. Đây là một loại vỏ bọc màu trắng bao quanh dây thần kinh. Do đó, thiếu lượng lớn vitamin B12 đôi khi sẽ gây ra thoái hóa tủy sống, ảnh hưởng mô não, dây thần kinh thị giác và dây thần kinh ngoại vi.

Khi không có các vỏ bọc bao quanh, các dây thần kinh ở tủy sống sẽ bị phá hoại dần dần. Hậu quả là bé sẽ thường vấp ngã. Nhiều bé sẽ khó giữ thăng bằng như bình thường mặc dù đang đứng trên bề mặt phẳng.

Vàng da, sắc da nhợt nhạt

Như đã đề cập ở trên, việc cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu liên quan rất nhiều đến hàm lượng vitamin B12. Nếu sản xuất không đúng các tế bào này, lâu ngày, triệu chứng thiếu máu megaloblastic sẽ nảy sinh. Đó là thời điểm mà các tế bào hồng cầu không tự phân chia được và trở nên mong manh hơn. Từ đó, sắc da của bé sẽ trở nên nhợt nhạt, kém hồng hào.

Lưỡi bị sưng

Nếu cơ thể bé không có đủ hàm lượng vitamin B12, đó sẽ là tiền đề để sự tổng hợp ADN bị suy yếu. Hệ quả của việc này là các tế bào biểu mô ở lưỡi bắt đầu tự phân chia nhanh chóng, từ đó gây ra tình trạng viêm lưỡi, loét miệng tái phát, viêm môi góc và nấm candida miệng. Hãy nhớ rằng các biểu hiện của viêm lưỡi luôn tiềm ẩn, nghĩa là nó có thể đến và đi bất cứ lúc nào.

Chán ăn, táo bón

Thực tế, táo bón có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó không thể bỏ qua tác nhân thiếu hụt vitamin B12. Nếu để lâu, táo bón sẽ trở nên dai dẳng, đồng hành cùng bé năm này qua năm khác. Đó cũng là nguyên do gây nên trạng thái lười ăn, khó chịu ở dạ dày.

Suy yếu thị lực

Hàm lượng vitamin B12 nếu quá thấp sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các thần kinh thị giác. Một số nghiên cứu đáng tin cậy thể hiện rằng, sự kết hợp của vitamin 12, vitamin E và DHA tạo thành một bộ khung giúp cải thiện chức năng thị giác cũng như độ nhạy của võng mạc đối với một số người bị chứng tăng nhãn áp. Do đó, thiếu vitamin B12 coi như thị lực mắt bị giảm đi một phần.

vitamin-b12-3
Thị lực kém là dấu hiệu của thiếu vitamin B12

Xương yếu, loãng xương

Tương tự như vitamin D hay canxi, vitamin B12 đóp góp chức năng quan trọng đối với việc sản xuất các tế bào cấu tạo nên xương trong cơ thể. Do đó, khi thiếu vitamin, nhiều bé sẽ bị loãng xương. Xương yếu gây nên nguy cơ rất lớn bị gãy xương khi ngã hay va chạm mạnh. Bạn cũng sẽ thấy vấn đề về xương ở người cao tuổi. Nhưng lí do sẽ khác nhau. Người già loãng xương là do các cơ quan chức năng trong cơ thể lão hóa theo tuổi tác. Còn trẻ bị yếu xương là do thiếu hụt dưỡng chất cần thiết, trong đó có vitamin B12.

Nguồn tham khảo: Eva.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *