Đánh con trẻ khi bé mè nheo – Có nên hay không?

Trẻ con thường rất hiếu động và hay tò mò, thích thú với thế giới xung quanh đặc biệt là với các loại đồ chơi đẹp mắt hấp dẫn. Khi phụ huynh dẫn các bé đi siêu thị cùng mình, chắc hẳn bé nào cũng nhé đừng chôn chân và nhìn chằm chằm vào gian đồ chơi ở siêu thị, nào là búp bê, gấu bông, mô hình xe cô và siêu nhân,… Chắc chắn rằng các bé sẽ đòi bố mẹ mua bằng được cho mình một món trong số đó. Vậy phụ huynh sẽ phải xử lí tình huống đó thế nào?

Sự việc thực tế

Có một sự việc xảy ra tại một trung tâm thương mại của Trung Quốc khiến mọi người chứng kiến đều không khỏi sửng sốt. Một bé gái ngồi xoài xuống trước một gian hàng đồ chơi rất đáng thương: “Mẹ đừng đánh, con sẽ không mua nữa”. Cô bé đang run lên như đang rất sợ hãi và liên tục lặp lại lời van nài với mẹ mình.

Bên cạnh cô bé là một người phụ nữ khá trẻ được cho là mẹ, liên tục chửi bới, đá và đánh cô bé đến mức mất kiểm soát.  Mọi người đã vào can ngăn nhưng có vẻ người mẹ vẫn không liên tục miệng mắng chửi và bạo hành con gái không thương tiếc.

Theo như phía nhân viên của gian hàng đồ chơi cho biết, cô bé và mẹ đi ngang qua gian hàng thì bé đòi mẹ mua cho một con búp bê Barbie. một lúc sau khi “ngọt nhạt” nhưng  vẫn không được mẹ mua nên cô bé phụng phịu mặt mày và không chịu đi. Còn người mẹ thì một mực không mua và lôi cô con gái đi.

me dưng danh con nua

Được một lúc lâu, người mẹ tức tối vì không ngừng nghe được những tiếng “thở dài” của con gái. Chị ta mắng mỏ con gái và thậm chí dạy con bằng bạo lực không kiểm soát được dù nơi đây là nơi công cộng, đông người qua lại.

Tóm lại

Thực tế cho thấy, khi con cái có những đòi hỏi ngây ngô và cha mẹ không còn cách nào khác để ngăn chặn thói hư tật xấu của chúng, nhiều người đã phải chứng kiến ​​cảnh tượng cha mẹ bạo lực đánh đập con cái như vậy.

Vậy nhưng, việc đánh những đứa trẻ chưa trưởng thành chỉ vì đòi ăn ngon hay mua đồ chơi là không thể chấp nhận được và không một chuyên gia nào đồng tình. Trước những tình huống như vậy của trẻ nhỏ, điều quan trọng là cha mẹ phải bình tĩnh và nhìn nhận cách giáo dục với trẻ, thay vì mắng mỏ nặng lời hay đòn roi dọa nạt mà trẻ vẫn vâng lời.

Trường hợp trên đã cho thấy bản thân người mẹ là một người không thể kiểm soát được hành vi nên đã đánh đòn đứa con khi đang ở nơi công cộng.

Việc đánh đòn trẻ nơi công cộng

Ngày càng nhiều trẻ em mất đi cảm giác an toàn và lòng tự trọng do sự bạo hành của bố mẹ. Cho dù tuổi còn nhỏ nhưng các bé rất có lòng tự trọng, đặc biệt là khi ở nơi công cộng. Khi nhận thấy bố mẹ không yêu thương mình, về lâu dài sẽ hình thành tâm lý tự ti, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ.

me dung danh con nua

Bạo lực sẽ dẫn tới sự nổi loạn và tính ương bướng của bé về sau này. Theo độ tuổi ngày càng lớn thì tâm lý chúng sẽ có một mức đề kháng nhất định

Nếu cha mẹ vẫn áp dụng cách giáo dục không đúng đắn này, đứa trẻ sẽ học theo cha mẹ một cách vô cảm máy móc, không thể kiểm soát tốt cảm xúc của chính các bé .

Cộng với việc không hiểu ý cha mẹ thì chỉ gây thù chuốc oán, càng ngày càng nổi loạn và làm phản cha mẹ.

Một tác hại nữa đó là các bé sẽ có xu hướng tự làm tổn thương cơ thể. Kiểu bạo lực này có thể khiến trẻ nhất thời không nghe lời nhưng có thể trẻ không biết mình sai ở đâu.

Và, sau tất cả, các trận đòn roi của phụ huynh mạnh hơn. Nếu những đứa trẻ bị thương nặng và cha mẹ của chúng giáo dục con cái một cách sai lầm, thì tổn thất sẽ còn nặng nề hơn.

Cách giải quyết tốt nhất mà phụ huynh nên làm khi con mè nheo, đòi hỏi, ăn vạ:

Ổn định cảm xúc

Hãy hít vào thở ra và ổn định, kiềm chế cảm xúc của mình. Khi con trẻ đang khóc lóc mè nheo, cha mẹ nên ổn định cảm xúc của mình.

Nếu việc đó là vấn đề của trẻ, những đòi hỏi mè nheo của các con thì phụ huynh chỉ cần cố gắng tháo gỡ nút thắt. Khi cả hai bên đều không kiểm soát được thì có thể sẽ dẫn tới mâu thuẫn nghiêm trọng giữa phụ huynh – con cái.

Đặc biệt là ở những nơi công cộng đông người qua lại, phụ huynh cần ổn định cảm xúc, tránh nóng giận. 

me dung danh con nua

Thái độ “lạnh”

Bố mẹ hãy giữ một thái độ “lạnh”. Khoan vội ngăn cản hành vi khóc lóc mè nheo của con vì khi con mất bình tình thì việc la mắng con là hoàn toàn vô ích. Hãy giữ im lặng để con bình tĩnh là chúng ta có thể xử lý tốt những việc tiếp theo. 

Hành động hợp lí

Nếu con sắp ngưng khóc, hãy dịu dàng thoải ôm con và dỗ dành, để trẻ cảm thấy an tâm và được tôn trọng. Tiếp theo hãy nhẫn nại giải thích lí do tại sao yêu cầu của bé không được bố mẹ chấp nhận. Lúc này, con của bạn sẽ lắng nghe và thấu hiểu cho bạn.

Nguồn: Eva.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *