Cây Bạch Hạc: Đặc điểm thực vật và tác dụng của loài cây này

Lan Bạch Hạc là loài hoa có một vẻ đẹp cuốn hút, sang trọng, được rất nhiều người trồng lan ưa chuộng. Ngoài tác dụng làm cảnh, cây bạch hạc còn được sử dụng để làm dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp, bệnh da liễu, bệnh hô hấp,… Để có thể hiểu rõ hơn dac diem thuc vat cay bach hac mọi người hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết sau đây.

Bạch hạc là cây gì?

Cây bạch hạc trong dân gian gọi là cây Kiến cò hay là Cây lác còn tên khoa học của loại cây này là Rhinacanthus nasutus Kurz, thuộc họ Ô rô – Acanthaceae.

Cây bạch hạc giống cây mọc dại ở rất nhiều tỉnh thành phía bắc nước ta và là một loại thảo dược được ông cha ta sử dụng làm nguyên liệu điều chế các bài thuốc đông y chữa bệnh các bệnh về da liễu hiệu quả như hắc lào, lang ben, vảy nến…

Dac diem thuc vat cay bach hac
Dac diem thuc vat cay bach hac

>> Xem thêm: Những điều thú vị về cây xương rồng

Đặc điểm thực vật cây Bạch Hạc

  • Hình dáng bên ngoài: Bạch hạc là cây thân gỗ nhỏ, mọc thành bụi, tán lá rậm rạp, thân phân chia rất nhiều cành nhánh nhỏ, thân non có lông mịn bao bọc.
    Kích thước: Chiều cao khoảng 1 – 1,5m hoặc cao hơn
  • Lá: Lá đơn, mọc đối hình bầu dục thuôn dài, chóp nhọn, chiều dài khoảng 5 – 10cm, rộng 3 – 5cm, màu xanh đậm, có cuống, mặt trên lá thường nhẵn, mặt dưới có lông mịn.
  • Hoa: Hoa bạch hạc có màu trắng hơi điểm hồng, kết thành chùm trên một cuống chung mọc ra từ kẽ lá, đầu cành.
  • Quả: Quả bạch hạc là dạng quả nang, nhỏ, dài, có lông.
  • Rễ: Khi nhổ cây bạch hạc lên, rễ tươi có màu đỏ, lớp vỏ ngoài dễ bong tróc, có mùi hăng nhẹ, vị ngọt, bộ phận này thường dùng để làm thuốc chữa bệnh.

Tác dụng của cây Bạch Hạc

Hoa Lan Bạch Hạc còn được nhiều người dùng làm cây cảnh trang trí trong nhà, cây cảnh phong thủy. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chúng để làm quà tặng bạn bè, người thân hoặc quà biếu cũng vô cùng thích hợp. Đặc biệt, trong Đông y trước đây cũng từng đề cập đến khả năng chữa các bệnh về hô hấp của lan Bạch Hạc. Do đó mà chúng cũng có thể được bào chế thành dược liệu chữa bệnh. Lan Bạch Hạc không phải là lan đột biến mà đang rầm rộ trên mạng

Tác dụng cây bạch hạc
Tác dụng cây bạch hạc

Tác dụng chữa bệnh

Bộ phận của cây bạch hạc thường dùng chủ yếu là rễ, thân lá cũng được dùng nhưng ít hơn bởi dược tính kém hơn.

Khi phân tích toàn cây bạch hạc thấy có các hoạt chất sau: lá và hoa chứa flavonoid, hợp chất phenol, tanin, rễ cây chứa Naphthoquinone là Rhinacanthin A và B. Qua nghiên cứu dược tính cho thấy, các hoạt chất này có tính kháng khuẩn, kháng nấm, có tác dụng diệt các loài ve, bọ ký sinh trên cơ thể vật nuôi như chó, trâu rất tốt.

Ngoài ra, cây bạch hạc còn có công dụng làm hạ huyết áp, chữa viêm dây thần kinh tọa, thấp khớp và ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư rất hiệu quả.

Theo đông y, tác dụng của rễ cây bạch hạc có vị ngọt mát, tính bình, mùi hắc nhẹ có tác dụng giảm ho, bổ phế, chủ trị các bệnh ở kinh Phế (phổi) và ngoài da (viêm da, lở ngứa, Eczema, hắc lào, lang ben..)

Tác dụng trang trí, làm cảnh

Vì cây có hoa màu trắng đẹp giống như những chú hạc đang cất cánh nên cây còn được gọi với cái tên là bạch hạc. Cây rất được ưa chuộng trồng làm cảnh, trang trí ngoại thất, sân vườn của nhà ở, khách sạn, trường học, bệnh viện… để tô điểm cho không gian thêm sinh động và, mang lại vẻ đẹp thanh bình, yên tĩnh.

Bên cạnh đó, dac diem thuc vat cay bach hac được trồng trong khuôn viên nhà ở cũng giúp thanh lọc không khí, mang đến một không gian trong lành, xanh, sạch, đẹp, giảm ô nhiễm hơn.

Tổng hợp: duyendangspa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *