Ngày trước, nhạc chế không phải là chủ đề thu hút sự chú ý của nhiều người ở Việt Nam. Các chế phẩm giải trí; nhạc chế thường chỉ xuất hiện trong những sân chơi nhỏ hoặc ở các tiểu phẩm hài. Thế nhưng, với sự phát triển của mạng xã hội trong thời đại ngày nay; mức độ phủ sóng của các clip nhạc chế ngày càng lan rộng trên khắp các kênh truyền thông phổ biến ( đặc biệt là Youtube). Vì thế, nhạc chế ngày càng tỏa sáng với đa dạng nội dung mang tính thực tế hóa; và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới khán giả; đặc biệt là giới trẻ.
Hiện nay, với sự đầu tư kĩ lưỡng và sáng tạo hơn về mặt nội dung; lẫn hình thức; khá nhiều sản phẩm nhạc chế được công chúng đón nhận rất nồng nhiệt. Chính vì vậy, trong vài năm vừa qua, nhiều cover; parody; và clip nhạc chế liên tiếp được lọt top thịnh hành trên YouTube; thậm chí là cạnh tranh thứ hạng với các MV ca nhạc chính thống trên youtube; và các web âm nhạc phổ biến tại Việt Nam như Zing.mp3; Nhaccuatui.com; Soundcloud,…
Làn gió mới mang tên “nhạc chế”
Vì sao nhạc chế lại phát triển nhanh chóng như vậy?
Nhiều sản phẩm nhạc chế; cover; parody (phóng tác, mô phỏng) trong vài năm trở lại đây được đầu tư công phu hơn. Bên cạnh đó, loại hình âm nhạc này thường có giai điệu “bắt tai”; nội dung gần gũi với cuộc sống đời thường; phản ánh hiện thực xã hội nên dễ dàng được tiếp nhận và yêu thích. Vì thế, có thể thấy “nhạc chế” như một làn gió mát thổi vào nền âm nhạc Việt Nam với lượng view “khủng” làm cho ngành giải trí nước ta trở nên tươi mới. Vì lẽ đó, các chế phẩm âm nhạc ngày càng thu hút đông đảo các nhà đầu tư và các đơn vị làm quảng cáo.
Hơn thế nữa, nhiều kênh đình đám như Thiên An; Hậu Hoàng; Đỗ Duy Nam; Trung Ruồi… sản xuất phần nhạc riêng để phù hợp với nội dung các bài nhạc chế. Mỗi kênh có một phong cách riêng biệt nhưng xu hướng chung đều hướng tới khán giả trẻ.
“Nữ hoàng nhạc chế” của showbiz
Chắc hẳn nhiều bạn trẻ đã quá quen thuộc với bài Sức mạnh sao đỏ của Hậu Hoàng ; youtuber “siêu hot” chuyên làm clip nhạc chế. Vào tháng 10 năm 2019, Hậu Hoàng cho ra mắt bản nhạc chế này; dựa theo nền nhạc của ca khúc Ông xã em number one từng khoáy đảo âm nhạc trẻ một thời. Chỉ hơn 1 tuần sau đó, clip đã đạt được 37 triệu lượt truy cập; vượt mặt những ca sĩ tên tuổi có sản phẩm đầu tư rất công phu và lượng fan hùng hậu.
Hiện clip đang chạm mốc 173 triệu lượt xem, đưa cô nàng lên vị trí “Nữ hoàng nhạc chế” trên kênh YouTube có 6,68 triệu lượt người đăng ký và hàng chục bản nhạc chế “triệu view”. Clip Chiếc ví thần của cô được cho ra mắt cuối tháng 8 vừa rồi; cũng nhảy vào top thịnh hành của YouTube và biến thành ” ca khúc thần chú” của nhiều bạn trẻ hiện nay.
Dựa trên thống kê của YouTube Rewind 2019; có 3 video nhạc chế được xướng tên trong top 10 video được xem nhiều nhất: Những chị đại học đường (Hậu Hoàng, 93 triệu lượt xem); Sau sáu rưỡi (Trung Ruồi, 38 triệu lượt xem); Để Mị nói cho mà nghe parody (BB Trần, 18 triệu lượt xem). Đồng thời, trên top thịnh hành hàng tuần của YouTube thường xuyên xuất hiện nhiều ca khúc nhạc chế. Qua các dữ liệu trên chứng tỏ rằng giới trẻ đã và đang rất “nghiện” loại hình âm nhạc này.
Cần có sự giám sát, quản lý chặt chẽ các “chế phẩm”
Tuy nhiên, có một thắc mắt rất lớn rằng trào lưu nhạc chế này đã được cho phép hay chưa. Để giải đáp thắc mắc của đa số người hâm mộ, YouTuber Hậu Hoàng cho biết; trước đây các YouTuber thường thích bài nào thì chế bài ấy; nhưng hiện nay, với sự quản lý chặt chẽ về bản quyền trên YouTube; hầu hết người chế nhạc đều phải xin phép tác giả, mua bản quyền ca khúc.Điển hình là Amee, một trong những ca sĩ trẻ có nhiều bản hit đình đám được chế lại.
Được biết qua một bài phỏng vấn; khi nói về vấn đề xin phép bản quyền của các đơn vị chế nhạc từ các bài hit của Amee; đại diện ST.319 Ent., công ty chủ quản của Amee cho hay rằng các đơn vị chế nhạc chuyên nghiệp đều có xin phép rõ ràng. Đa số nhiều sản phẩm của họ đều được đầu tư và có tính sáng tạo cao; nhưng vẫn cần có sự giám sát chặt chẽ các MV chế nội dung phản giáo dục, lời lẽ dung tục…; để bảo vệ tác phẩm gốc và đảm bảo sự văn minh trong hình thức giải trí cho khán giả.
Thực trạng âm nhạc hiện nay
Thực tế, một số bản nhạc chế có chất lượng; ý nghĩa thì ít mà phần đa các bài nhạc chế đang gây ảnh hưởng xấu tới sự nhận thức thẩm mỹ âm nhạc của giới trẻ hiện nay. Nhiều bài nhạc chế có lời lẽ thô tục; không phù hợp văn hóa Việt Nam vẫn được các đơn vị chế tác tự do đăng tải trên mạng xã hội. Có thể thấy nhiều ca khúc thiếu nhi có nội dung trong sáng; mang tính giáo dục và phát triển tư duy cho con trẻ cũng bị chế lại lời với nội dung tục tĩu và hình ảnh phản cảm.
Điển hình là ca khúc “Kìa con bướm vàng” dành cho các bé thiếu nhi đã bị chế thành một bài hát với ca từ phản cảm và xuất hiện trên một trang nhạc trực tuyến… Gần đây nhất, phần trình diễn ca khúc Thu cuối của Yanbi và Mr.T cũng đã bị dư luận lên án gay gắt; bởi những ngôn từ thô tục và bị Sở VHTTDL Hải Phòng phạt 10 triệu đồng.
Nhạc chế có vi phạm bản quyền?
Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cho hay phải được sự đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm thì mới có thể làm nhạc chế hay viết lời khác cho một tác phẩm. Như vậy, việc hạn chế được những bản nhạc chế kém chất lượng; gây ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ âm nhạc của công chúng phụ thuộc vào mỗi nghệ sĩ có nắm bản quyền ca khúc chặt chẽ trong việc cho phép ai đó chế lại tác phẩm của mình.
Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn còn nói thêm, quy định là vậy nhưng việc xử phạt các chế phẩm âm nhạc có nội dung phản cảm đến nay còn hạn chế. Thực tế, có hàng nghìn MV chế đang tràn lan trên mạng; tuy nhiên không phải bài hát nào cũng được sự cho phép từ tác giả của ca khúc gốc. Thậm chí nhiều bài hát quen thuộc bị sửa lại bằng lời ca mới vẫn được trình diễn trong một số chương trình mà tác giả không hề hay biết.
Biện pháp khắc phục như thế nào?
Muốn giám sát các ca khúc nhạc chế trên mạng xã hội; các cơ quan quản lý cần có biện pháp mạnh tay hơn nữa để ngăn chặn; xử lý các cá nhân biểu diễn và đăng tải nhạc chế với lời lẽ tục tĩu và phá hoại nghệ thuật. Hơn nữa, cần điều chỉnh và bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động cung cấp; sử dụng thông tin trên mạng Internet; đặc biệt mạng xã hội trong nước lẫn ngoài nước ( Facebook, Youtube,…).
Nguồn: Baovanhoa.vn