Vấn đề gây nhức nhối: “Cô đơn trong học đường hiện nay”

Vấn đề cô đơn học đường

Trong xã hội ngày càng hiện đại, khi mọi người đều bận rộn với công việc, việc học sinh thường cảm thấy cô đơn dù ở trong lớp học hay gia đình tất yếu xảy đến. Cảm giác cô đơn khiến các em chọn sự im lặng, không chơi với ai, không trò chuyện cùng ai, tạo nên vấn nạn cô đơn trong học đường. Nhiều em đã tự tìm đến giải pháp tiêu cực để giải tỏa nỗi cô đơn đó. Đặc biệt, sau sự cố một nữ sinh lớp 12 THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.HCM) tự tử tại nhà riêng nghi do chứng trầm cảm vừa mới đây, vấn đề tâm lý này của học sinh trong nhà trường càng được xã hội quan tâm hơn bao giờ hết.

Để giải đáp một số vấn đề về vấn đề này, chiều ngày 26 tháng 11 vừa qua, Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM vừa tổ chức buổi tọa đàm giáo dục với chủ đề “Giải mã cô đơn trong trường học”. Buổi tọa đàm có sự tham gia của các nhà quản lý giáo dục, chuyên gia tư vấn tâm lý và đông đảo giáo viên, học sinh.

NSND Bạch Tuyết chia sẻ với các giáo viên và học sinh trong buổi tọa đàm
NSND Bạch Tuyết chia sẻ với các giáo viên và học sinh trong buổi tọa đàm

Nguyên nhân nào dẫn đến sự cô đơn trong học đường?

Có nhiều chia sẻ từ các chuyên  gia và thầy cô về nguyên nhân dẫn đến vấn nạn cô đơn trong học đường.

TS Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng khoa Khoa Tâm lý và Giáo dục Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế)

Thạc sĩ đã kể về hoàn cảnh của mình, thầy đã mất cha từ năm 7 tuổi nên đã bị bạn bè kỳ thị “là đồ không có cha”.Thầy Hùng kể rằng: “Khi nhìn thấy các bạn bè của mình được cha chở đi học và được chăm sóc thì nỗi cô đơn lại ùa về và nó đi theo thầy suốt 12 năm khi còn là học sinh trên giảng đường”.

Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du

Theo ông, hiện nay, giới trẻ mắc chứng bệnh cô đơn rất nhiều. Các em thường cảm thấy cô đơn dù ở trong lớp học hay gia đình. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, đặc biệt tuổi trẻ bị tác động từ học đường, các em cảm thấy rất cô đơn, thậm chí trong lớp em còn bị mọi người nói là người tự kỷ, điều đó càng khiến các em tự rút vào bên trong, chọn sự im lặng, không chia sẻ được với ai, không chơi được với bất kỳ bạn nào, mặc dù lớp rất nhiều bạn bè, hoặc ngược lại, cũng có khi cả lớp cũng không có ai chơi được với em…

ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh, giảng viên trường phát triển tài năng và tính cách John Robert Power

Để nói về những tác động tiêu cực từ sự cô đơn mang lại cho học sinh, Ths Thụy Anh đã chia sẻ câu chuyện về một học sinh 17 tuổi tìm đến với cô khi vừa ra viện sau lần tự tử bất thành do cô đơn trong chính gia đình mình. Học sinh ấy đã kể rằng, mỗi người trong gia đình em đều bận rộn với công việc của riêng mình, rất ít có thời gian ở bên nhau, cả gia đình gần như không ai để ý đến nhau.

“Tại sao ở độ tuổi dưới 18 thì tần số trải nghiệm cô đơn lại nhiều như vậy và đặc biệt là khi các bạn bước vào tuổi vị thành niên? Vì đây là giai đoạn các bạn đi tìm kiếm cái tôi, đó là tôi là ai, tôi như thế nào, tôi phải làm sao để khẳng định mình. Để tìm được đáp án cho những câu hỏi đó, bạn khao khát nhận được yêu thương, trân trọng, được thể hiện chính mình. Vì thế, khi đối diện với sự thất bại hay sự chối từ hoặc không có ai hiểu mình, các bạn trẻ sẽ rất dễ dàng rơi vào trạng thái cô đơn, lạc lõng, không muốn chia sẻ cùng ai và chỉ muốn một mình”, bà Thụy Anh giải thích.

Như vậy, có thể nói, nguyên nhân dẫn đến sự cô đơn trong các bạn trẻ, nhất là lứa tuổi học trò phần lớn do giai đoạn này các em đang đi tìm kiếm, giải mã cái tôi. Để trả lời câu hỏi đó, các em khát khao được yêu thương, trân trọng. Vì vậy, khi đối diện với thất bại, các em sẽ rơi vào trạng thái cô đơn, trống rỗng…

Biểu hiện của bệnh cô đơn trong học đường

Vấn đề cô đơn trong học đường ngày càng trở nên nghiệm trọng hơn
Vấn đề cô đơn trong học đường ngày càng trở nên nghiệm trọng hơn

Chia sẻ về biểu hiện của sư cô đơn học đường, TS Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng khoa Tâm lý Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế cho biết có rất nhiều trạng thái của bệnh này.

Thứ nhất, Hay nghe đi nghe lại một bản nhạc nào đó trong tâm trạng buồn bã, chưa hẳn là vì mình thích bản nhạc ấy nhưng vì sao nghe mãi thì cũng không lý giải được;

Thứ hai, hay thức khuya và đánh chìm bản thân trong bóng tối;

Thứ ba, không dám nhìn vào mắt người đối diện nhưng lại đặt niềm tin vào những mối quan hệ ảo trên mạng dù không biết họ là ai, nhưng họ nói gì mình cũng nghe theo. Khi gặp phải trạng thái cô đơn, các bạn cảm thấy bị lạc lõng giữa đám đông và  trong cả cuộc vui chơi cùng bè bạn. Các bạn thường so sánh bản thân với bạn bè, về một gia đình hạnh phúc nào đó, về cuộc sống giàu sang, hay về thành tích học tập,… để rồi hành hạ bản thân, nâng sự cô đơn của mình lên thành bi kịch.

Phải làm gì để xóa bỏ sự cô đơn trong trường học?

Để giảm thiểu và xóa bỏ được sự cô đơn của các em trên giảng đường, rất cần đến sự giúp đỡ, quan tâm từ phía phụ huynh và thầy cô. TS Nguyễn Thanh Hùng cho hay cô đơn là một trạng thái phức tạp, gây cảm xúc rất khó chịu, cơ thể tiết ra hooc-môn phản kháng xã hội, cản trở thiết lập các mối quan hệ xã hội, khiến các em gặp khó khăn trong giao tiếp. Nếu không tìm thấy sự cân bằng sẽ dẫn đến stress và có thể mang lại những hệ quả vô cùng tiêu cực. Vậy nên, Thầy cô nên tạo mọi cơ hội tốt nhất để các em phát huy được năng lực, những chia sẻ của thầy cô sẽ giúp các em có nguồn năng lượng tích cực khi đến lớp.

NSND Bạch Tuyết chia sẻ, bà luôn đồng hành và chia sẻ với con như một người bạn, hướng cho con học các môn nghệ thuật, học võ để rèn bản thân và quan trọng nhất là có thể giải tỏa những cảm xúc tiêu cực trong những lúc cô đơn nhất. Ths Thụy Anh cũng đồng tình với ý kiến này.

Ths Thụy Anh cũng cho rằng, thầy cô nên tạo cho học sinh một môi trường giáo dục Không phán xét, để học sinh được là chính bản thân mình. Phụ huynh nên đồng hành cùng các em như những người bạn trên một hành trình đủ chậm, chấp nhận và yêu thương bản thân con. Đừng vội vàng đẩy các em đến hoàn thiện trong môi trường giáo dục khi chưa chấp nhận con người của các con. Học sinh sẽ bị cô đơn trong chính gia đình của mình cũng như trường học.

Nguồn: Baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *