Cho bé ngủ chung với cha mẹ liệu có là tốt cho cả 2 thế hệ?

be-ngu-chung-1

Nhiều bé đã lớn vẫn ngủ chung với cha mẹ

Cho đến nay, có rất nhiều cha mẹ dù bé đã lớn nhưng vẫn cho các con ngủ chung với mình. Họ lo sợ bé ngủ một mình sẽ hay bị giật mình, cảm thấy sợ hãi, không biết tự đắp chăn hay tắt quạt máy,… Cũng có một số cặp vợ chồng khác đã tập cho bé ngủ một mình, nhưng khi con bị giật mình hay mớ ngủ, họ lại lo lắng nhiều rồi thế là từ bỏ ý định cho bé ngủ riêng. Dần dần bé không thể tự ngủ khi không có cha mẹ nằm bên cạnh nữa. Điều này sẽ cản trở một số cặp cha mẹ có đặc tính công việc về đêm. Tuy nhiên, đó không phải là ảnh hưởng duy nhất.

Gần đây, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc cho bé ngủ cùng giường với bố mẹ còn gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng tiêu cực đến cả trẻ nhỏ và cha mẹ chúng.

be-ngu-chung-2
Nhiều cha mẹ vẫn cho bé ngủ chung dù con đã lớn

Thực hư chuyện ngủ cùng với cha mẹ sẽ tác động xấu đến trẻ

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia, tiến sĩ tại Đại học Liên bang Pelotas về những ảnh hưởng của việc ngủ cùng với bố mẹ đến sức khỏe tâm thần của con trẻ.  Đội nghiên cứu đã lấy mẫu ở 3.583 trẻ em sống tại Brazil. Số mẫu này được chia thành 4 nhóm khác nhau, bao gồm:

– Những đứa bé luôn ngủ cùng với bố mẹ (chiếm 7,4%);

– Những đứa bé chưa bao giờ ngủ cùng bố mẹ (chiếm 44,4%);

– Những đứa bé ngủ riêng muộn (chiếm 12,0%);

– Những đứa bé ngủ riêng sớm (chiếm 36,2%).

Trong nghiên cứu này, các chuyên gia có tính đến trường hợp một số đứa trẻ và bố mẹ ở cùng phòng bởi các lý do về kinh tế, diện tích nhà ở hoặc về niềm tin văn hóa,… nghiên cứu nói lên rằng việc ngủ chung là hành vi tương đối phổ đối với những đứa bé tham gia nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu về việc bé ngủ chung với cha mẹ

Quá trình nghiên cứu kéo dài. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu thống nhất kết luận: ngủ cùng với bố mẹ thực sự có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bé. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nhóm những đứa bé mà từ khi sinh ra đã ngủ cùng với cha mẹ có khả năng nội tâm hóa các suy nghĩ của chúng cao hơn, đồng thời tỉ lệ mắc chứng rối loạn tâm thần cũng vượt trội hơn so với 3 nhóm mẫu còn lại.

Mặt khác, tỉ lệ tiềm năng mắc bệnh rối loạn tâm thần đã giảm dần xuống ở những đứa bé ít ngủ chung với cha mẹ, ngủ riêng muộn và thấp nhất là ở nhóm ngủ riêng từ sớm.

Nói về những tác động có thể nhìn thấy được. Đó là tình trạng cha mẹ trong cơn ngủ vô thức đã vô tình đè lên con, đạp trúng chúng. Hơn nữa, loại nệm mà người lớn dùng thường không có các đặc thù riêng để phù hợp với trẻ em – đối tượng đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển nhanh.

Ngủ cùng nhau có thể gây ảnh hưởng xấu đến cả bố mẹ

Một nghiên cứu khác được phát hành tại trường Điều dưỡng và trường Y – trực thuộc Đại học Maryland. Mẫu nghiên cứu lần này là 277 hộ gia đình có con nhỏ và có thu nhập ở mức thấp sống ở Baltimore.

Thật bất ngờ với kết quả nghiên cứu khi mà họ nhận thấy đa phần người mẹ mất hơn một giờ đồng hồ mới có thể ngủ khi ngủ cùng với con trẻ. Họ có biểu hiện lo lắng, trầm cảm và căng thẳng. Trong khi đó, các biểu hiện này không được tìm thấy ở những bà mẹ cho con nhỏ ngủ ở giường riêng. Nói tóm lại, ngủ chung với con nhỏ sẽ dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ của người lớn. Từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến năng lượng làm việc cho ngày hôm sau.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc cho bé ngủ độc lập có thể giúp chúng sớm hình thành lối sống tự lập, tự xử lí các vấn đề nhỏ nhặt của cá nhân thay vì việc gì cũng kêu bố kêu mẹ.

Loại bỏ thói quen bé ngủ chung với cha mẹ dần dần

be-ngu-chung-3
Hãy tập cho bé ngủ riêng từ sớm

Từ các lí do trên, gia đình nên tập cho bé ngủ riêng càng sớm càng tốt. Hợp lí nhất là lúc bé từ 3 tuổi trở lên. Thời gian đầu, có thể bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cho bé ngủ một mình. Nhưng hãy cùng các con cố gắng kiên trì để cả bố mẹ và con cái đều tránh khỏi những ảnh hưởng không đáng có của việc ngủ chung.

Nguồn tham khảo: Eva.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *