Dạy con biết cách đứng lên sau khi thất bại, vấp ngã hiện vẫn còn khá mới mẻ với bậc cha mẹ. Trong cuộc sống không thể nào cứ mãi êm đẹp và bình yên. Vì vậy việc dạy con trẻ biết cách chấp nhận và vươn lên sau mỗi lần thất bại là điều mà bậc phụ huynh nào cũng nên làm. Dưới đây là vài cách giáo dục con trẻ vượt qua thất bại.
Mục lục
Cách dạy con sai lầm về thất bại của cha mẹ thường thấy
Không quan tâm con trẻ
Đứa trẻ gặp thất bại đầu đời thường sẽ không biết cách vượt qua vì còn thiếu kinh nghiệm. Lúc này, trẻ dễ rơi vào tâm trạng tụt dốc, không thể vượt qua thất bại để tiếp tục vươn lên. Nếu gia đình không can thiệp ngay, mà để trẻ tự cố gắng thì tình hình có thể ngày càng tệ hơn và rơi vào bế tắc.
Cha mẹ cần cùng thảo luận với trẻ để tìm ra nguyên nhân thất bại, từ đó rút kinh nghiệm. Thay vì không có sự hỗ trợ nào mà để mặc tâm trạng và thái độ không tốt của trẻ như khóc lóc, đập phá hay suốt ngày ủ rũ.
Coi thất bại là chuyện hiển nhiên
Những cha mẹ luôn đánh giá thấp khả năng của con mình, ít kì vọng, luôn coi con là đứa kém cỏi, thất bại là đương nhiên thì trẻ cũng sẽ có tâm lý như vậy. Chúng sẽ ỷ lại, không chịu cố gắng, cho rằng có cố gắng cũng vô ích.
Bị cha mẹ đánh giá thấp khả năng, trẻ sẽ thiếu niềm tin vào bản thân, thiếu ý chí phấn đấu. Chúng nghĩ dù sao bố mẹ cũng chẳng mong đợi gì ở mình, không làm được thì thôi. Khi thất bại trở thành chuyện đương nhiên, chẳng có gì quan trọng thì người ta sẽ không cần cố gắng để thành công nữa.
Cách nuôi dạy con chấp nhận thất bại đúng đắn
Không nói nặng lời, chỉ trích con về điểm số
Cha mẹ luôn nghĩ rằng thương cho roi cho vọt nên sợ rằng không phê phán con thì con sẽ không có chí cầu tiến, không chịu khó học hành. Bệnh thành tích xưa nay vẫn là 1 căn bệnh phổ biến trong giáo dục. Trong ngôi trường này, con bạn đã biết làm sao để học tốt mà không thua thiệt bạn bè rồi.
Cha mẹ nói thêm cũng chẳng được gì đâu, chỉ làm cho con thêm ức chế mà thôi. Điều này có vẻ rất khó nhỉ. Nếu vậy thì giảm bớt được những lời chỉ trích bao nhiêu sẽ tốt bấy nhiêu. Đặt ra cho con một tiêu chuẩn phải vượt qua tùy thuộc vào khả năng của con, tiêu chuẩn đó phải vừa sức với con.
Khi trẻ gặp thất bại hãy động viên chúng
Các cha mẹ chú ý, để có thành công, con cần có thất bại. Nếu con bị chỉ trích, con sẽ ức chế và khó chịu. Điều này có thể sẽ tạo ra một vài tính xấu cho con như: nói dối để che dấu không thừa nhận thất bại, ghen tị với bạn bè, nói xấu thầy cô giáo. Những khi con thất bại, cha mẹ cần động viên con rằng lần sau con cố gắng hơn. Mọi chuyện sẽ tốt hơn rất nhiều. Lúc đó con sẽ có động lực để phấn đấu nhiều hơn.
Dạy con chấp nhận và đối mặt với thất bại
Nếu con bạn đang gặp vấn đề về kì thi trượt hoặc điểm số không như mong muốn. Bạn có thể gọi con vào và nói chuyện. Bạn nên giải thích nguyên nhân và trình bày cho con hiểu không có ai là không mắc sai lầm. Giảng giải cho con biết về cách chấp nhận thất bại và cố gắng cho lần tiếp theo là bài học hay hơn cả.
Dạy con cách chấp nhận thử thách thêm lần nữa
Khi con đã thất bại, thay vì chỉ trích, cha mẹ động viên con chấp nhận thử thách lần 2. Phân tích kĩ để rút kinh nghiệm và liên tục nói: tin tưởng con sẽ chiến thắng. Nếu các cha mẹ làm tốt việc này, con sẽ dễ dàng vượt qua thử thách. Nếu con thất bại đã ngay lập tức đầu hàng thì mọi việc sẽ ngày càng tồi tệ đi.
Nhưng chấp nhận thử thách lần 2, 3, 4… và tìm cách vượt qua sẽ cho con nhiều động lực hơn. Khi ấy, dù con thành công hay không, thì con vẫn sẽ học được vô khối bài học làm người.
Dạy trẻ chịu chấp nhận thua
Khi con trẻ tranh cãi, chắc chắn các cháu đều thích cãi thắng. Đặc biệt, khi con ở lớp và tranh cãi với bạn bè. Tuy nhiên, nếu các cha mẹ phân tích cho con rằng: tranh cãi thắng chẳng đem lại điều gì. Đôi khi con nhường bạn chút ít sẽ tốt hơn, thì các con sẽ giảm dần tính háo thắng.
Ngay khi còn bé, bạn cần dạy con cách nhường nhịn người thân, anh chị em ruột. Biết cách kiềm chế cảm xúc khi tức giận để dừng việc tranh cãi sẽ hay hơn là cứ tiếp tục 1 câu chuyện không có hồi kết. Con bạn sẽ dần hiểu ra và tự điều chỉnh cảm xúc linh hoạt hơn. Chúng sẽ biết cách thể hiện và rút kinh nghiệm khi nhận thấy sai lầm.
Để biết thêm được nhiều thông tin thú vị khác, bạn có thể truy cập vào website duyên dáng spa để biết thêm nhé!
“Trích dẫn từ website: 24h.com.vn