Cách làm siro chữa ho cho bé hiệu quả với “nguyên liệu từ thiên nhiên”

Ho là một bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ khi trời đổ lạnh. Cơn ho thường dai dẳng và làm trẻ khó chịu nên hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, và nặng hơn là dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác. Vì vậy, trị ho cho trẻ là một trong những vấn đề làm đau đầu không ít bậc phụ huynh. Thế nên, siro chữa ho đã ra đời và được sử dụng rộng rãi cho đến tận bây giờ và có rất nhiều loại siro cha ba, mẹ lựa chọn.

Ngày nay, có nhiều loại siro ở quầy thuốc hay chính tay nhà cũng đều cũng rất thần thánh. Giúp trẻ hết ho nhanh chóng với các thành phần chế tạo thuộc về tự nhiên nên rất an toàn. Siro chữa ho tự nhiên thì trẻ sơ sinh và ngay cả mẹ bầu đều có thể sử dụng được. Vì vậy, các mẹ bỉm sữa nên làm nhiều siro cho con uống hàng ngày tăng sức đề kháng cũng như giúp cơ thể người mẹ thêm khỏe mạnh để cho con bú nhé. Hãy cùng tìm hiểu cách làm siro chữa ho và những lưu ý khi sử dụng siro ho cho bé nhé các mẹ.

Nguyên liệu làm siro chữa ho

  • 1 kg đường phèn (hoặc dùng đường kết tinh từ mật mía)
  • 0,5 kg lá húng chanh
  • 0,5 kg quất
  • 0,2 kg lá rau diếp cá
  • 0,1 kg lá hẹ
  • 1 củ gừng nhỏ

Cách làm siro chữa ho và một vài điều thú vị có thể bạn muốn biết

Cách làm

Bước 1: Quất, lá húng chanh, rau diếp cá ngâm nước muối rửa sạch.

Bước 2: Quất cắt đôi, bỏ hạt, trộn với 1 kg đường phèn ướp 1 tiếng rồi cho lên bếp nấu sôi thì hạ nhiệt độ xuống, cho lá húng chanh, diếp cá, gừng giã nhỏ và nấu lửa liu riu tầm 1 tiếng là được.

Bước 3: Lấy rây lọc lấy nước siro cho vào lọ thuỷ tinh có nắp đậy kín; quả quất sau khi nấu keo lại rất ngon. Lúc thời thời tiết chuyển sang lạnh, có thể cho trẻ uống để ấm họng, ngăn ngừa triệu chứng ho ở trẻ.

Đây là bài thuốc dân gian trẻ vừa mới bắt đầu ho nên sử dụng ngay lập tức. Tuy thời gian trị ho sẽ kéo dài hơn là thuốc tây y nhưng thuốc dân dã lành tính hơn và an toàn hơn cho trẻ, ít xảy ra các tác dụng phụ.

Một vài điều thú vị

Theo y học cổ truyền, húng chanh vị cay, tính ấm và không độc. Các hoạt chất chiết xuất từ húng chanh có tác dụng kháng sinh mạnh đối với các loại vi trùng  nên lá húng chanh thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm họng, tiêu đờm, cảm cúm hoặc ho do sốt phong hàn, khản tiếng, ho gà hoặc trùng thú cắn. Đặc biệt thành phần hoạt chất limonene có trong lá có tác dụng trung hòa acid dạ dày, giúp điều trị chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, húng chanh còn mang lại nhiều lợi ích như: chống viêm nhiễm, bảo vệ da dưới anh nắng mặt trời. Và một điều đáng ngạc nhiên là hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư da và tế bào ung thư vú.

Quả quất có vị chua ngọt, ăn vào rất mát nên có công dụng kích thích tiêu hóa, giảm ho. Vỏ có tác dụng mạnh hơn để càng lâu càng tốt. Hạt quất có nhiều tác dụng đáng ngạc nhiên như: chống nôn, cầm máu, trị ho hiệu quả. Tinh dầu trong lá quất có rất nhiều, giúp chữa cảm mạo phong hàn rất tốt. Quả quất cũng chứa nhiều vitamin C giúp kích thích sự tăng trưởng của các tế bào mới và làm tăng hoạt động của hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể tránh được nhiễm trùng, vi khuẩn và nấm. Trong quả quất có nhiều nhiều chất xơ giúp hỗ trợ chuyển động đường tiêu hóa, loại bỏ chứng táo bón, đầy hơi, sình bụng, và đau bụng. Đồng thời, quả quất còn giúp tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Một số lưu ý khi sử dụng siro chữa ho cho trẻ em

Trước khi ăn, không nên cho trẻ uống siro. Hàm lượng đường trong siro rất cao, có thể ức chế dịch tiết đường tiêu hóa, nhiều khi làm bé có cảm giác không muốn ăn.

Khi chuẩn bị cho trẻ đi ngủ, tuyệt đối không nên cho trẻ uống siro chữa. Bởi vì đường có trong siro ho sẽ bám vào răng, làm hỏng men răng, dễ gây sâu răng ở bé.

Sữa bò và siro tuyệt đối không được trỗn lẫn cho trẻ uống.

Trước thời điểm cho bé bú, không nên cho bé uống siro để tránh tạo chất không hòa tan, ảnh hưởng đến quán trình hấp thu của trẻ.

Siro khi ở dạng lỏng rất dễ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, không việc sử dụng siro đã để bên ngoài không khí trong thời gian dài cho bé, rất nguy hiểm cho bé.

Nguồn: Báo dân sinh

Bích Oanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *