Mục lục
Nỗ lực cứu sống bé trai bị biến chứng bệnh tay chân miệng
Cuối tháng 11, các y bác sĩ thuộc khoa Hồi sức tích cực – Chống độc của bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ đã nỗ lực điều trị thành công, xuất sắc cứu sống bé trai 3 tuổi bị biến chứng bệnh tay chân miệng. Bé nhập viện trong tình trạng suy tuần hoàn, suy hô hấp, tổn thương hành não mức độ nặng do biến chứng từ bệnh phổ thông tay chân miệng.
Bé trai tên là V.G.P (hiện ngụ tại xã Minh Tân, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ). Gia đình bé cho hay, khoảng 3 ngày trước, khi người nhà đưa bé đến điều trị tại Trung tâm y tế huyện Cẩm Khê, bé đã có biểu hiện sốt cao tuy nhiên lại không phản ứng thuốc hạ sốt. Suốt quá trình đó bé có biểu hiện mệt mỏi. Khi ngủ, bé bị giật mình không ít lần. Trong khi đó, các y tá kiểm tra ở tay, chân và trong khoang miệng của bé không phát hiện dấu hiệu sưng đỏ, phát ban.
Quá trình điều trị phức tạp dẫn đến biến chứng nặng hơn
Tại trung tâm y tế đó, bé P. được kết luận nhiễm bệnh tay chân miệng. Thế nhưng trong suốt quá trình nằm viện, bé sốt cao liên tục và nhiều lần giật mình khi ngủ. Sau 1 ngày theo dõi, bệnh nhi có biểu hiện nôn nhiều hơn, khó thở, thở gấp hơn. Da của bé đổi sang trạng thái tái xanh, nghi ngờ bé đã lâm vào tình trạng suy hô hấp cấp nên trung tâm y tế đã nhanh chóng làm giấy cho bé chuyển viện.
Ngay trong đêm ngày 11/9, bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ bố trí một ê-kíp y tá và bác sĩ đến thực hiện ca cấp cứu khẩn cấp. Đồng thời phía bệnh viện cũng tạo điều kiện đón cháu bé nhanh chóng về bệnh viện để khẩn trương điều trị.
Bác sĩ kết luận bé trai bị biến chứng nặng do bệnh tay chân miệng
Các bác sĩ cho biết, thời điểm cháu P. được chuyển tuyến viện đã trong tình trạng rất nặng, mạch đập cực nhanh nhưng yếu. Làn da bé tái nhạt, có dấu hiệu bị bí tiểu, và liên tục sốt cao. Các bác sĩ bước đầu chẩn đoán bé trai bị mắc bệnh tay chân miệng cấp độ 4 dẫn đến biến chứng suy tuần hoàn, suy hô hấp, tổn thương nặng đến hành não.
Tại bệnh viện tỉnh, bé P. được bố trí thở máy với chỉ số cao, cùng với sử dụng đồng thời 3 loại thuốc giúp vận mạch tốt hơn. Nhận thấy trường hợp này là biến chứng rất nặng từ bệnh tay chân miệng phổ biến, các bác sĩ thống nhất áp dụng phương pháp siêu lọc máu trong 72 giờ liên tục với hi vọng cứu sống bệnh nhi.
Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc – ThS. BS Phan Hồng Sáng cho hay, khi quá trình lọc máu hoàn thành, trạng thái huyết áp và mạch của bé P. đã được cải thiện. Lúc này bé được dùng máy trợ thở chỉ số thấp hơn và ngừng sử dụng thuốc vận mạch. Nhưng do biến chứng đã tổn thương đáng kể đến hành não nên bé P. đã bị liệt hầu họng. Bé không tự nuốt được thậm chí liên tục đối mặt với những cơn ngừng thở đột ngột.
Điều trị hơn 2 tháng, bé đã dần ổn định
Suốt 3 tuần nỗ lực điều trị, các bác sĩ vẫn gặp khó khăn trong việc ngưng sử dụng máy trợ thở cho bé P. Sau đó, các bác sĩ thống nhất quyết định mở ống khí quản nhằm giúp bé khai thông ống thở, qua đó tạo điều kiện dễ dàng hơn để chăm sóc bệnh nhi.
Sau hơn hai tháng liên tục điều trị cùng với tinh thần phục hồi tích cực của bé, bé P. đã có thể tự nuốt trở lại. Đồng thời, bé đã có thể tự thở. Vậy nên các các bác sĩ đã có thể rút canyun khí quản ra khỏi cổ họng bé. Bé P. dần trở lại với cuộc sống thường ngày như trước đây. Đến thời điểm hiện tại, tình trạng của bé trai đã được hồi phục đáng kể, khoảng 90%. Và thật may mắn là căn bệnh không để lại di chứng trên cơ thể bé. Nếu tiến triển tốt, bé có thể được làm thủ tục xuất viện trong tuần tới.
Sự nguy hiểm tột cùng của biến chứng bệnh tay chân miệng
Bác sĩ Sáng cho biết, đây là một tình huống điển hình của biến chứng thể nặng do bệnh tay chân miệng gây ra. Khi trẻ nhỏ bị nhiễm loại virus cấp tính này, nếu người nhà không phát hiện và đưa đến cơ sở y yế điều trị kịp thời, chuyển biến của nó có thể diễn ra rất nhanh. Trường hợp xấu có thể dẫn đến các biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.
Qua trường hợp của bé P., bác sĩ Sáng khuyên rằng, các bậc phụ huynh cần hết sức đề phòng đến các biểu hiện của bệnh tay chân miệng. Khi nhìn thấy trẻ nhỏ có một số dấu hiệu như: lên bọng nước, mụn nước ở bàn tay, bàn chân, vùng mông, đầu gối, ở niêm mạc miệng,… thì cần nhanh chóng đưa bé đến khám ở địa chỉ uy tín và lắng nghe tư vấn của những người có chuyên môn.
Trong quá trình đó, gia đình cần theo dõi sát sao các dấu hiệu chuyển biến như liên tục sốt cao trong khi lại không phản ứng với thuốc hạ sốt; hoặc bé thường nôn, vô cớ quấy khóc; khi ngủ lại hay bị giật mình (từ 2 lần trở lên trong 30 phút); bé thở nhanh, da mặt tái,… thì cần nhanh chóng đưa bé đến ngay các điểm y tế tin cậy để được các bác sĩ – người có chuyên môn cao theo dõi, có phương pháp điều trị kịp thời, hạn chế xảy ra trường hợp chuyển biến xấu đáng tiếc.
Nguồn: Eva.vn
Hồng Minh