Bé bị viêm loét dạ dày khi mới 11 tuổi do ăn quá nhiều tương ớt

viem-loet-da-day-1

Bé trai 11 tuổi nhập viện do viêm loét dạ dày

Đầu tháng 11 vừa rồi, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ở Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận ca cấp cứu trong đêm về trường hợp một cháu bé 11 tuổi bị đau bụng dữ dội, nhất là vùng quanh rốn. Rồi sau đó, cơn đau mỗi lúc một quằn quại hơn và lan ra toàn vùng bụng. Bác sĩ đã kết luận cháu bị bênh lý về viêm loét dạ dày.

Theo thông tin từ người, cháu bé sau khi cùng gia đình ăn tối, đang ngồi xem truyền hình thì bắt đầu bị đau bụng lâm râm. Không lâu sau đó cơn đau dữ dội ập đến vùng quanh rốn, rồi nhanh chóng lan ra toàn vùng bụng. Trong lúc bị cơn đau hành hạ, bé còn bị nôn đến 3 lần, xuất dịch tiêu hóa. Nhận thấy vấn đề không ổn, gia đình đưa bé đến Trung tâm Y tế Thị xã Đông Triều. Tuy nhiên, do diễn biến nặng hơn, bé được chuyển thẳng lên bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí để điều trị chuyên sâu hơn.

Thói quen ăn nhiều tương ớt khiến bé bị viêm loét dạ dày cấp nặng

Tại bệnh viện, qua thăm khám tổng quát và kết quả siêu âm, chụp X-quang vùng bụng. Các bác sĩ phát hiện bé bị thủng tạng rỗng. Do đó, các bác sĩ quyết định tiến hành ca phẫu thuật nội soi gấp, cấp cứu kịp thời cho bệnh nhi.

Trong ca phẫu thuật, các bác sĩ nhìn thấy mặt trước hành tá tràng của bé có một lỗ thủng tương đối lớn với đường kính khoảng 0,7cm. Hơn nữa, xung quanh lỗ thủng còn bị loét, xơ chai. Người trong ca phẫu thuật tiến hành vá kín lỗ thủng, đồng thời đặt ống dẫn lưu dưới gan phải và dẫn lưu cùng đồ cho bệnh nhi.

viem-loet-da-day-2
Mô tả bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Khi được hỏi về thói quen ăn uống thường ngày, mẹ cháu bé cho hay, đến nay bé có chế độ sinh hoạt và học tập điều độ. Tuy nhiên, bé thích ăn cay và có thói quen dùng tương ớt. Hầu như mọi bữa ăn của bé đều có tương ớt như một thứ không thể thiếu.

Xu hướng ăn uống thiếu lành mạnh dễ dẫn đến bệnh về dạ dày

Theo tư vấn của bác sĩ, thói quen ăn cay là tương đối phổ biến với mọi người. Ở giới trẻ, các em thích ăn các món như mì cay, gà chiên cay, ăn kèm tương ớt. Trong khi đó khi ăn, các bé lại thường không nhai kỹ, đôi khi ăn trái bữa, ăn cùng bạn bè do ngẫu hứng,… Dẫn đến bị “no ngang” và bỏ qua bữa ăn chính. Nhiều em còn có chế độ ăn ngủ, sinh hoạt không điều độ. Tất cả đều là những nguyên nhân nguy hiểm dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày. Trường hợp nặng hơn có thể bị thủng tá tràng, thủng dạ dày như tình trạng của bệnh nhân trên.

viem-loet-da-day-3
Ăn đồ cay nóng và uống đồ uống có cồn thường xuyên dễ đẫn dến viêm loét dạ dày

Qua vụ việc này, các bác sĩ cũng khuyên phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở con cháu mình hình thành và duy trì chế độ vận động, học tập, ăn uống khoa học, điều độ để giảm thiểu những nguy cơ gây hại cho hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe cá nhân nói chung.

Chớ bao giờ coi thường bệnh về dạ dày

Các bác sĩ cũng cho biết thêm, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trong thời gian dài nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, có thể sẽ dẫn đến thủng dạ dày tá tràng. Ở những người lớn tuổi, thường sử dụng nhiều rượu bia, trong khi thường xuyên ăn đồ cay nóng, sẽ rất dễ bị viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài thói quen ăn uống thiếu khoa học, việc duy trì lối sống căng thẳng, thức khuya, làm việc quá sức, ngủ không đủ giấc,… đều góp phần gây nên bệnh lí về dạ dày.

Được biết, khoa Ngoại tiêu hoá & Tổng hợp của bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí thời gian gần đây liên tục tiếp nhận những ca nhập viện ở độ tuổi trẻ em trong tình trạng mắc các bệnh lý về tiêu hóa và một số trường hợp gây biến chứng xấu hơn là thủng dạ dày tá tràng.

Nhận biết và đề phòng viêm loét dạ dày ở trẻ em

Các bác sĩ giải thích, viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em có các triệu chứng không giống với người lớn. Các bé sẽ có biểu hiện đau bụng bất thường. Còn lại, các bé có biểu hiệu đau vùng thượng vị chỉ chiếm khoảng 30%. Đa số các bé bị đau quanh vùng rốn và cơn đau lan tỏa nhanh. Trong lúc này bé có thể ợ hơi nhiều, ợ chua, hơi thở hôi, buồn nôn, lười  ăn,…

Các biểu hiện trên có thể thấy rõ rệt hơn sau khi ăn. Đặc biệt là khi bé ăn nhiều các loại thức ăn cay nóng, sử dụng đồ uống có cồn gây kích thích cao. Do vậy, ngay khi nghi ngờ bé có những dấu hiệu bất thường nói trên, người nhà cần đưa con đi xét nghiệm càng sớm càng tốt để kịp thời điều trị.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Ngày nay, để phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em, các gia đình cần chú ý nhắc nhở con cháu duy trì một chế độ ăn uống khỏe mạnh, tích cực vận động, phân bổ hợp lí thời gian học tập và nghỉ ngơi, giải trí,… Vừa để đảm bảo sức khỏe tốt, vừa tránh trường hợp tuổi nhỏ mà bị bệnh nguy hiểm như trường hợp bệnh nhi 11 tuổi trên.

Nguồn: Eva.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *