Bé bị ngộ độc cồn suýt nguy hiểm đến tính mạng chỉ vì sự bất cẩn của mẹ

ngo-doc-con-1

Bé nhập viện vì ngộ độc cồn

Bệnh viện Nhi Trung ương vừa cấp cứu cho bé trai 8 tháng tuổi trong tình trạng bị ngộ độc cồn (methanol). Lúc vào viện, bé trai khóc liên tục vì khó chịu, mắt đỏ có dấu hiệu tổn thương và toan chuyển hóa. Bé nhanh chóng được điều trị tích cực dưới sự theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa.

Một bác sĩ của khoa Điều trị tích cực nội khoa – bác sĩ Trần Đăng Xoay cho biết, khi lập hồ sơ bệnh án, người nhà bé chia sẻ: khi rửa mũi cho con, trong phòng thiếu ánh sáng, mẹ đã nhầm dung dịch cồn methanol 90 độ thay vì nước muối sinh lý như mọi ngày. Đó là sự nhầm lẫn tai hại dẫn đến bé bị ngộ độc cồn. Bé được tiến hành lọc máu liên tục, hỗ trợ hô hấp, truyền dịch,… tránh để độc tố lan truyền vào tim.

Sau quá trình điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhi đã được cải thiện đáng kể. Các chỉ số huyết áp, nhịp tim đều ổn định. Cồn nhiễm vào cơ thể đã được lọc gần như triệt để. Tuy nhiên em vẫn phải ở lại phòng hồi sức để theo dõi thêm, phòng ngừa các biến chứng bất ngờ.

Nhiều trường hợp ngộ độc cồn vì sự nhầm lẫn của cha mẹ

Không chỉ riêng trường hợp này. Tính đến nay, có rất nhiều ca nhập viện chỉ vì những sai lầm không đáng có của cha mẹ. Bệnh viện Bạch Mai cũng từng tiếp nhận một tình huống trớ trêu không kém xảy ra ở bé gái 28 tháng tuổi (ngụ ở Gia Lâm, Hà Nội). Bé cũng bị ngộ độc cồn bởi sự nhầm lẫn với dung dịch nước muối sinh lí.

ngo-doc-con-3
Lọ cồn trông rất giống nước muối sinh lý nếu nhìn thoáng qua

Không mất nhiều thời gian như trường hợp trước. Với bé gái này, khi mẹ bé dùng khoảng 20ml cồn thì đã kịp thời nhận ra vì thấy bé khóc toáng lên kèm với nước mũi chảy nhiều. Mẹ liền kích cho bé nôn, rồi rửa mũi lại nhiều lần bằng nước lọc, nước muối sinh lí. Nhưng khi bé không ngưng khóc, nhận thấy tình hình không ổn, gia đình lập tức đưa bé vào viện.

Tác hại của ngộ độc cồn

Trưởng Khoa Nhi – bác sĩ Nguyễn Thành Nam cho biết, sẽ vô cùng nguy hiểm nếu cồn bị đưa vào cơ thể bé qua đường mũi. Rất nhiều tai hại của việc này, bao gồm bỏng niêm mạc mũi, dẫn đến niêm mạc mũi. Nếu không được cấp cứu kịp thời, lượng cồn nhiều sẽ gây ra ngộ độc, viêm màng phổi,…

Mỗi năm, khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận trung bình khoảng 10 tình huống nhỏ nhầm cồn. Thực tế, lọ cồn và lọ nước muối sinh lý nếu không nhìn kỹ sẽ rất dễ nhầm lẫn vì chúng tương tự nhau ở cả màu sắc, loại lọ, kích cỡ,…

Những bước khử độc ban đầu là rất quan trọng nếu chẳng may dính phải cồn. Việc này làm cho cồn không bị lan truyền ra khắp cơ thể và gây ra các vấn đề về tuần hoàn máu, thần kinh, hô hấp,… – Bác sĩ Trần Đăng Xoay giải thích. Ngay sau khi rửa qua bằng nước thường hay nước muối sinh lí, dù ít hay nhiều cũng cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhà để kịp thời theo dõi, xét nghiệm, phòng ngừa tối đa các diễn biến xấu hơn.

Lời cảnh báo đến cha mẹ có con nhỏ

Đây là bài học dành cho những gia đình có con nhỏ để giảm thiểu những tai nạn không đáng có trong sinh hoạt, gây tổn thương cho bé. Hãy xem trọng và thực sự nghiêm túc trong việc chăm sóc, bảo vệ con cái. Một trong những mẹo hay cho bạn là có các hộp đựng dụng cụ riêng, ví dụ như: Thuốc viên để riêng một hộp, thuốc thoa hay thuốc dạng xịt để ở ngăn kéo khác; dụng cụ y tế (bông, băng, cồn, kéo,…) để riêng ở hộp khác,… Trên mỗi hộp đều nên dán nhãn ghi to, rõ tên chung của những nhóm đồ trong hộp.

ngo-doc-con-2
Phân loại thuốc để tránh nhầm lẫn đáng tiếc

Không chỉ cồn, quanh trẻ còn rất nhiều hóa chất gây hại nếu xâm nhập vào cơ thể như dầu hỏa, xăng, nước tẩy, nước giặt, nước xả vải, xà phòng,… cần để xa tầm với của trẻ em. Ở độ tuổi tò mò, hiếu động, tinh nghịch, trẻ sẽ không tự ý thức được sự nguy hiểm tiềm tàng. Điều này sẽ càng tồi tệ hơn nếu kết hợp với sự thờ ơ, vô tâm, lơ là của người lớn.

Bác sĩ Trần Đăng Xoay khuyến cáo, gia đình cần cẩn thận trong việc trông nom, chăm sóc trẻ nhỏ. Phụ huynh cần lưu ý tránh để lẫn các vật dụng mà khi sử dụng có thể gây nguy hiểm cho trẻ, đơn cử như nước muối sinh lý và cồn methanol. Những hóa chất có thể gây nguy hiểm cho trẻ như dầu hỏa, xăng, dầu nhờn, nước giặt, nước sôi… phải để xa tầm tay của trẻ.

Nguồn tham khảo: Eva.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *